Trẻ 7 tháng tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Trẻ 7 tháng tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Ẩm thực Dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ trong giai đoạn 7 tháng tuổi là lúc các mẹ cần cho bé bắt đầu quá trình ăn dặm. Thực đơn khá phong phú nếu mẹ biết kết hợp để tăng sự đa dạng và tránh bé bị nhàm chán. Tuy nhiên thực đơn có như thế nào chăng nữa thì các mẹ lưu ý phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé có một sức khỏe tốt, không bị thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan bộ phận. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về những nội dung chính liên quan đến chế độ dinh dưỡng của trẻ nhé.

Đặc điểm của trẻ 7 tháng tuổi

Thời điểm 7 tháng tuổi; bé đã bắt đầu phát triển hơn về nhận thức và nhu cầu của bản thân. Sữa mẹ tuy vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng chưa đáp ứng được lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Cũng trong giai đoạn này, bé đã được mẹ tập thói quen ăn dặm với các loại cháo; bột được nghiền nhuyễn, dễ tiêu hóa. Việc cho trẻ ăn dặm hàng ngày không chỉ nhằm bổ sung thêm dưỡng chất cho bé; mà còn giúp bé có thể tự học những điều mới mẻ bằng chính năng lực của bản thân mình. Mẹ nên đa dạng các thực phẩm cho bé trong giai đoạn này.

Ngoài ra, đây là giai đoạn mà bé đã có dấu hiệu mọc răng, có thể tập lật; ngồi và bước đầu muốn tập đứng, tập đi. Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt cho những hoạt động kỹ năng của con; mẹ cần cho bé đầy đủ năng lượng mỗi ngày để có thể hoàn thành tốt. Mẹ nên thường xuyên chơi đùa và trò chuyện cùng con; để kích thích các giác quan phát triển và tạo hứng thú cho bé.

Chế độ dinh dưỡng cho bé

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi thời kì ăn dặm; bao gồm những thực phẩm chứa nhiều đạm, canxi, sắt, kẽm, vitamin,… Bé cần những chất này để cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hoạt động. Trong quá trình bé lớn lên, ngoài sữa mẹ đóng vai trò chủ đạo; thì việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là điều mà các mẹ không nên bỏ qua.

Chế độ dinh dưỡng cho bé

Nhóm thực phẩm nhiều tinh bột đường cho trẻ

Các thực phẩm: gạo, khoai, khoai tây, bí đỏ, yến mạch,… Lượng ăn: 20g/bữa, 1-2 bữa/ngày
Đây là nhóm thực phẩm có vai trò chính là cung cấp năng lượng hàng ngày cho trẻ; đồng thời tham gia vào quá trình hoàn thiện và phát triển của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, các chất xơ hòa tan và bột đường trong tinh bột còn tăng kích thích cho nhu động ruột và hoạt động co bóp dạ dày giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất khi ăn uống.

Mẹ nên thường xuyên thay đổi linh hoạt các thực phẩm trong bữa ăn cho trẻ 7 tháng tuổi; để kích thích trẻ ngon miệng. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý là không nên cho con ăn quá nhiều; vì dễ khiến trẻ bị thừa cân nhưng lại không khỏe. Lý do là ăn bột đường nhiều khiến trẻ ăn ít đi các nhóm thực phẩm còn lại; đồng thời năng lượng không được chuyển hóa hết dễ gây trướng bụng.

Nhóm chất đạm cho trẻ

Các thực phẩm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa,… Lượng ăn: 20g/bữa, 1-2 bữa/ngày.
Trong chế độ ăn của trẻ 7 tháng tuổi nói riêng và của trẻ cả những năm tháng sau này đều không thể thiếu được 4 nhóm chất; trong đó cực kỳ quan trọng là nhóm chất đạm. Đạm có vai trò chính trong việc duy trì chức năng sống của cơ thể; sản sinh cơ kháng thể và dịch bài tiết. Đồng thời nó còn có tác dụng trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng và kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Với trẻ 7 tháng mới bắt đầu chưa lâu chế độ ăn dặm; ăn quá nhiều đạm cũng không hề tốt vì gây nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến thận. Mẹ cũng cần phải cân đối và lựa chọn đa dạng nhóm thực phẩm giàu đạm động vật; như thịt đỏ (thịt heo, thịt bò), thịt trắng (như thịt gà) cùng các loại đạm thực vật trong các loại đậu; để cân đối dinh dưỡng và giúp trẻ ngon miệng hơn.

Nhóm vitamin và khoáng chất cho trẻ

Nhóm chất đạm cho trẻ

Các thực phẩm: rau xanh, củ, quả và thực phẩm khác. Lượng ăn: 20g/bữa, 1-2 bữa/ngày.
Tuy không phải là nhóm chất sản sinh năng lượng; thế nhưng vitamin & khoáng chất lại vô cùng cần thiết hỗ trợ quá trình trao đổi chất; hoàn thiện các chức năng của cơ thể. Cụ thể mẹ có thể tham khảo thêm để bổ sung vào bữa ăn dặm cho trẻ:

Bổ sung canxi bằng các thực phẩm như tôm, cua, hàu, sữa, các loại rau xanh đậm,…; giúp tăng chiều cao, giúp xương và răng chắc khỏe. Cung cấp thêm vitamin A, kẽm, sắt, vitamin B từ thịt bò, heo, cá, hàu, bí đỏ, cà rốt…; phòng thiếu máu, nâng cao hàng rào miễn dịch và bảo vệ hệ thần kinh. Các vitamin trong trái cây giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật và hấp thu tốt hơn các dưỡng chất khác. Chất xơ có trong các loại rau xanh kích thích nhu động ruột; tăng cường khả năng hoạt động của đường ruột còn non yếu của trẻ.

Nhóm chất béo cho trẻ

Các thực phẩm: dầu thực vật (oliu, óc chó, gấc, mè…), bơ, phô mai,… Lượng ăn: 5-10g/bữa, 1-2 bữa/ngày.
Tương tự như tinh bột và đạm, chất béo có vai trò cung cấp năng lượng. Tuy nhiên nó còn có chức năng quan trọng trong việc xây dựng màng tế bào và mô não; đồng thời còn là dung môi để hòa tan và hấp thụ các loại vitamin như A, D, E, K,…

Chất béo cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nữa đấy! Thế nên mẹ đừng quên khi nấu bột/cháo; mẹ nên thêm dầu thực vật quấy cùng hoặc cho trẻ ăn thêm phô mai, bơ vào các bữa phụ nhé. Trẻ 7 tháng tuổi khỏe mạnh thường có nhu cầu đòi ăn ở thời điểm này. Mẹ nên linh hoạt nhiều thực phẩm và trang trí đẹp mắt để kích thích sự yêu thích của trẻ. Ngoài ra một số món ăn mới như ruốc hải sản được chế biến theo quy trình chuẩn; giúp khử mùi tanh nhưng vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng sẽ giúp cho trẻ thay đổi khẩu vị và phát triển toàn diện.

Nguồn: ruochau.com