Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm này

Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm này

Ẩm thực Dinh dưỡng cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần có có chế độ dinh dưỡng tốt trong giai đoạn mang thai để cơ thể có một sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong việc giữ đề kháng tốt nhất cho cơ thể trong thời gian 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên có một số thực phẩm lại ảnh hưởng xấu mà các mẹ bầu không hề biết. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những loại thực phẩm không tốt đó để các mẹ bầu nắm được thông tin và tránh xa nó ra. Không để ảnh hưởng đến bé yêu trong những giai đoạn quan trọng này.

Mẹ bầu không nên ăn đồ ngọt

Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.

Các loại quả không nên ăn

Trái thơm

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này; có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Quả táo mèo và quả đào

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt nhưng loại quả này lại có tác dụng làm hưng phấn tử cung; có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Quả đào: có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Quả nhãn khá nguy hiểm cho mẹ bầu

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Phụ nữ mang thai ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong; động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Hậu quả khi ăn đu đủ xanh

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ; có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần; để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

 Các loại quả không nên ăn

Mướp đắng gây biến chứng gì?

Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê; nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày; hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.

Mẹ bầu ăn khoai tây mọc mầm ảnh hưởng gì không?

Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin; có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.

Thực phẩm đặc biệt nguy hiểm cho mẹ bầu

Thực phẩm đóng hộp

Không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. Và điều này cũng có thể dẫn đến khả năng giữ nước với các bà bầu.

Thực phẩm sống

Tránh thịt sống hoặc thịt hải sản, gia cầm chưa nấu chín. Bạn cần phải nấu thức ăn chín cẩn thận để tiêu diệt vi khuẩn (Salmonella). Bởi vì, thịt trứng mà nấu chưa chín, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt gà, thịt gà tây và hải sản như hàu có thể dẫn đến sẩy thai.

Các sản phẩm sữa

Các sản phẩm sữa 

Listeria là vi khuẩn có thể gây ra sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Khi thịt gà, hải sản chưa được nấu chín hay pho mát chưa được tiệt trùng, sữa hoặc các sản phẩm sữa cũng vậy; đều có số lượng lớn vi khuẩn Listeria. Vì thế bạn phải chú ý ăn chín, uống sôi.

Phô mai nhập khẩu mềm: Vì những phô mai này chủ yếu được làm bằng sữa chưa được tiệt trùng và có thể có hại, không an toàn trong khi mang thai.

Pate, hải sản đóng hộp: Tốt nhất trong thai kỳ, bạn cũng nên tránh ăn các loại thịt hoặc pate, hải sản đóng hộp hoặc thịt đông lạnh.

Nước ép trái cây đóng hộp: Luôn kiểm tra nhãn sản xuất của các loại nước ép; để chắc chắn xem chúng có được tiệt trùng hay không. Coli được tìm thấy trong các gói nước trái cây. Vì vậy hãy phòng ngừa bằng cách không uống chúng để ngăn ngừa sẩy thai. Khi mang bầu, tốt nhất là bạn tự làm nước ép trái cây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Thực phẩm để lâu ngày

Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố; không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính. Thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa; lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng; có khi ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh, còn nguy hiểm hơn sẽ khiến thai bị chết.

Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu; các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thực phẩm có độ mặn cao

Dưa leo muối, cải chua, cà muối,… là những “ứng cử viên” cho hạng mục này! Trong khi tạo ra những thực phẩm này, người ta thường ngâm sống bằng phương pháp lên men tự nhiên! Tuy nhiên trong quá trình tạo chất chua, vi sinh vật chưa chuyển hóa nitrat hoàn toàn. Khi ăn bạn sẽ thấy vị nồng, rất hăng, đắng (do lượng nitrat còn cao). Khi ăn vào có thể gây hại cho 2 mẹ con bạn, gây ngộ độc bất cứ lúc nào!

Thực phẩm có độ mặn cao

Các loại rau mẹ bầu không nên ăn

Rau sam, rau ngải cứu không tốt cho mẹ bầu

Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp; điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu; làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

Rau ngót và rau răm tuyệt đối không ăn

Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.

Rau răm là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Nguồn: sausinh.com