Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-3 tuổi khác nhau qua các giai đoạn, vì vậy các mẹ cần chú ý trong quá trình chăm bé để bé có một chế độ ăn uống tốt nhất nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển khỏe mạnh. Giai đoạn đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển về sức khỏe, trí thông minh cũng như các kháng thể giúp bé ngăn ngừa bệnh tật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về chủ đề chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong giai đoạn mới sinh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn (0-6 tháng)
Theo khuyến cáo của WHO, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu; giúp bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và bổ sung kháng thể cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu sữa mẹ đủ thì không cần phải cho bé sử dụng thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào khác. Để có đủ sữa và chất lượng sữa tốt; bà mẹ nên ăn đầy đủ theo chế độ dinh dưỡng của bà mẹ đang cho con bú. Đồng thời, bà mẹ cũng cần phải cho trẻ bú đúng cách; bú hết một bên rồi mới chuyển sang bầu bên kia.
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên lựa chọn các dòng sữa công thức; dành riêng cho độ tuổi từ 0-6 tháng với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, có bổ sung yếu tố miễn dịch; chất béo và dễ hấp thụ, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm; nên bắt đầu vào cuối tháng thứ 5 hoặc khi trẻ 6 tháng.
Ở giai đoạn này, nếu phải sử dụng sữa bột công thức; cần quan tâm đến chất béo có cấu trúc OPO; tương tự chất béo trong sữa mẹ (chất béo có cấu trúc axit Palmitic ở vị trí Sn-2 palmitate) để bé hấp thụ tốt canxi và các dưỡng chất khác; hạn chế nôn trớ, đầy bụng, khó chịu hoặc thiếu hụt canxi do không hấp thu được.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ (6-12 tháng)
Từ khi 6 tháng, sữa mẹ không đủ dinh dưỡng so với nhu cầu của bé; nên đây chính là thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm. Mặc dù cho bé ăn dặm theo phương pháp nào; thì cũng cần tuân thủ nguyên tắc: Cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ 1 loại thực phẩm đến nhiều loại thực phẩm; và không thêm gia vị vào đồ ăn cho bé trong suốt giai đoạn này.
Từ 6-12 tháng tuổi, bé có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa bởi tiếp xúc với những thực phẩm khác nhau; ví dụ: táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Do đó, bạn nên chú ý để giữ cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Việc bổ sung thêm hệ dưỡng chất Synbiotics vào sữa công thức giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh; đang là một bước tiến nhảy vọt trong ngành dinh dưỡng. Giai đoạn này, bé phát triển nhanh về khả năng vận động: ngồi, đứng; chập chững biết đi và hoạt động lanh lợi hơn do đó hệ xương khớp phát triển nhanh. Hơn nữa, bé cũng bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên nên có nhu cầu lớn về lượng canxi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi
Giai đoạn này sữa mẹ ít dần, nên duy trì sữa mẹ đến khi 2 tuổi. Sau khi cai sữa, bé vẫn cần bổ sung thêm sữa vào khẩu phần hàng ngày. Giai đoạn từ 1-3 tuổi, trẻ phát triển nhanh cả về vận động và trí não với khả năng học hỏi nhanh. Giai đoạn này nên tăng cường bổ sung thêm DHA, ARA; các nhà sản xuất sữa bột công thức đã nghiên cứu để tăng thêm hàm lượng DHA; ARA cho phù hợp với nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này. Giúp trẻ tăng cường phát triển trí não và thông minh.
Giai đoạn này trẻ bắt đầu đi học, nên dễ lây bệnh, dễ ốm vặt, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng; nếp sống khoa học, cùng với bổ sung các hoạt chất sinh học giúp trẻ tăng cường sức đề kháng; như: sữa non, beta glucan, immune,…; là cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh. Trẻ trong giai đoạn này đã biết đi, trẻ thích vận động do đó mức năng lượng trẻ cần cũng cao hơn. Bộ nhai của trẻ cũng đã hoàn thiện; từ 8 chiếc răng sữa năm 1 tuổi thì đến năm 3 tuổi; đã là 20 chiếc nên trẻ đã ăn được các thức ăn rắn thay vì bột và cháo nhuyễn như trước. Giai đoạn này trẻ cần từ 1200 – 1400 calo/ ngày.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Nên cho trẻ ăn dặm khi bé được từ 4- 6 tháng tuổi, tối nhất nên là được 6 tháng tuổi. Bên cạnh việc cho trẻ ăn thức ăn dặm mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột, sữa đậu nành. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều; kể cả thấy trẻ ăn ngon miệng trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho trẻ ăn thêm. Vì hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên ăn quá nhiều có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá.
Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn loãng, sau đó đặc dần. Lúc đầu khi trẻ mới ăn dặm đồ ăn không nên nêm gia vị do thận trẻ còn yếu; nêm muối sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức. Chọn các thực phẩm sạch, an toàn, tươi. Hạn chế các thực phẩm đông lạnh, đóng hộp. Đa dạng món ăn, đa dạng các loại thực phẩm.
Nguồn: purelacmall.vn