Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu mang thai trong tháng thứ 6

Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu mang thai trong tháng thứ 6

Ẩm thực Dinh dưỡng cho mẹ bầu

Mang thai trong thời gian tháng thứ 6 là giai đoạn mà mẹ bầu cần phải bổ sung chế độ ăn giàu axit folic. Ngoài ra còn có các loại rau củ quả trái cây, thịt cá giàu protein cũng là thành phần quan trọng với mẹ bầu. Vậy chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này yêu cầu như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai thời kỳ cuối để các mẹ hiểu thêm và có cách chăm sóc bản thân cũng như thai nhi một cách tốt nhất nhé.

Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu nên ăn

Khi thai kỳ bước vào giai đoạn tháng thứ 6, mẹ bầu đã dần kiểm soát được những cơn buồn nôn, ốm nghén. Tuy nhiên, cảm giác đói bụng lại có thể tăng lên vì em bé cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển trong giai đoạn này. Ngoài việc ăn thường xuyên nhằm làm dịu cơn đói, bà bầu cũng cần ăn đúng cách vì mọi thứ bạn ăn bây giờ sẽ đóng một vai trò rất lớn cho sự phát triển của thai nhi cũng như để có được vóc dáng cân đối.

Khi bước vào mốc mang thai tháng thứ 6, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn thèm ăn hoặc đói bụng bỗng xuất hiện thường xuyên hơn. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu thực phẩm tốt cho bà bầu 6 tháng để bạn vừa có thể làm thỏa mãn dạ dày mà lại tốt cho sức khỏe nhé.

Thực phẩm giàu vitamin C nằm trong chế độ ăn mẹ bầu

Trong giai đoạn tháng thứ 6 của thai kỳ, do lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao mà mẹ bầu có thể bắt đầu bị chảy máu chân răng. Nếu tình trạng xấu đi, nó có thể dẫn đến viêm nướu. Do vậy, việc tăng cường hấp thụ vitamin C sẽ là điều cần thiết để duy trì và hồi phục các mô liên kết trên toàn cơ thể, bao gồm cả mô liên kết răng với nướu và xương. Những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể ăn tiêu biểu như:

  • Cam, chanh và quýt
  • Dâu tây
  • Nho
  • Bắp cải
  • Khoai lang
  • Ớt chuông.

Các loại rau củ quả và trái cây – chế độ ăn tốt cho mẹ

Em bé càng lớn dần lên đồng nghĩa với việc mẹ bầu càng dễ bị khó tiêu và táo bón. Trong một số nghiên cứu nhất định, có đến 85% phụ nữ có thể gặp phải bệnh trĩ khi mang thai. Mặt khác, chất xơ đến từ rau quả, trái cây luôn là một phần thiết yếu của chế độ dinh dưỡng dành bà bầu mang thai tháng thứ 6 bởi loại chất này sẽ giúp quá trình “đi nặng” của bạn diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hãy tự do biến các loại hoa quả rau tươi thành những món ăn thơm ngon không chỉ cho những bữa chính mà còn cho các bữa phụ bạn nhé.

Uống nhiều nước hơn

Hãy nhớ rằng khi mang thai, bạn không chỉ ăn cho hai người mà còn uống cho hai người nữa. Bạn nên uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị, hãy chuẩn bị cho mình một ly sinh tố hoặc nước ép mát lạnh để nhấm nháp. Việc cấp nước cho cơ thể là một trong những yếu tố bị đánh giá thấp khi thảo luận về thực phẩm cho bà bầu 6 tháng. Tuy nhiên, việc uống đủ nước sẽ giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón cùng nhiều tình trạng không thoải mái khác.

Các loại rau củ quả và trái cây - chế độ ăn tốt cho mẹ

Chế độ dinh dưỡng giàu axit folic

Axit folic là một dạng vitamin khá phức tạp. Bà bầu mang thai tháng thứ 6 cần axit folic để tạo ra các tế bào mới. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích cực bổ sung loại vitamin này vào tam cá nguyệt thứ 2 vì não thai nhi đang phát triển nhanh chóng vào cuối tuần thai thứ 24.

Một số thực phẩm giàu axit folic dành cho bạn gồm:

  • Bánh mì
  • Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh (bông cải xanh, rau bó xôi và rau diếp)
  • Hạt lanh
  • Hạt hướng dương
  • Bí ngô
  • Hạt vừng (hạt mè)
  • Đậu phộng
  • Hạnh nhân
  • Đậu bắp
  • Đậu Hà Lan
  • Nho
  • Chuối.

Chế độ ăn giàu carbohydrate

Giống như protein, carbohydrate là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Cơ thể đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng. Ngoài ra, lượng carbohydrate dư thừa sẽ được chuyển đổi thành chất béo và lưu trữ trong các tế bào. Tùy thuộc vào số cân nặng cũng như lời khuyên của bác sĩ mà mẹ bầu có thể thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.

Các loại thực phẩm có nguồn carbohydrate tốt gồm:

  • Yến mạch
  • Hạt quinoa (diêm mạch)
  • Chuối
  • Khoai lang
  • Cam
  • Bưởi
  • Việt quất
  • Táo
  • Đậu gà
  • Đậu tây.

Chế độ ăn giàu protein

Chế độ ăn giàu protein

Chất dinh dưỡng quan trọng này nên là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Các chuyên gia đã đưa lời khuyên khi ăn các loại cá béo, bạn nên hạn chế ăn da hoặc phần thịt có quá nhiều mỡ. Ngoài ra, những thực phẩm chứa protein tốt cho bà bầu mang thai tháng thứ 6 gồm:

  • Trứng
  • Ức gà
  • Đậu đen
  • Thịt heo nạc
  • Cá thịt trắng như cá diêu hồng, cá basa, cá chim, cá bơn, cá tra, cá rô phi…

Mẹ bầu không nên ăn gì?

Có một số loại thực phẩm không phù hợp với mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 lẫn thai nhi trong bụng, chẳng hạn như:

Các loại hải sản còn tươi sống

Bạn là tín đồ cuồng nhiệt của hải sản tươi sống, chẳng hạn như sushi, gỏi cá? Có lẽ, đã đến lúc bạn phải tạm rời xa các món ăn ưa thích này rồi đấy. Theo các chuyên gia, cá sống mang hàm lượng methyl thủy ngân cao, có thể gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm.

Thịt đang tái

Bên cạnh hải sản sống thì những món ăn có thịt mới chỉ được nấu tái; cũng nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu mang thai tháng thứ 6 không nên ăn bởi nguy cơ ngộ độc thực phẩm là không hề thấp. Hãy luôn đảm bảo những gì bạn thưởng thức đều sẽ được nấu chín.

Các loại đồ uống nhiều caffeine

Mẹ bầu thường xuyên thưởng thức thức uống chứa lượng caffeine cao; sẽ tăng khả năng trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng bồn chồn hoặc mất ngủ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê cũng khiến thai nhi bị tăng nhịp tim và dần tiềm ẩn nguy cơ “nghiện” cà phê; ngay từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, do thai nhi chưa thể hình thành cơ chế thải độc, caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể của bé một thời gian khá lâu.

Sữa đậu nành

Trong đậu nành có chứa phytoestrogen – hợp chất được sử dụng để tăng khả năng sinh sản. Phytoestrogen đảm nhận vai trò như một dạng estrogen “tự nhiên” và chúng tăng cường liên kết với các thụ thể estrogen trong người. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, những nội tiết tố giả này; lại có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não, cơ quan sinh dục và hệ miễn dịch của em bé. Do vậy, bạn không nên uống quá nhiều sữa đậu nành để tránh các tình trạng xấu xuất hiện nhé.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Rất nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng bỗng dưng thèm ăn những món nhiều dầu mỡ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bạn không hề cô đơn! Thức ăn nhanh hoặc các món ăn chiên xào; đều dễ dàng cám dỗ bất cứ ai. Tuy nhiên, lượng calo trong chúng lại không hề thấp và dễ khiến chỉ số đường huyết của mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 tăng đột biến; rồi nhanh chóng hạ xuống. Những thay đổi này sẽ gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi và làm suy yếu các cơ quan quan trọng về lâu về dài.

Thức ăn nóng và cay

Ăn cay một chút sẽ tăng thêm sự ngon miệng cho bữa cơm; nhưng nếu bạn ăn cay “nhiều chút” thì lại không tốt đâu nhé. Những gia vị cay nồng khi tiến vào dạ dày sẽ tạo nên những tình trạng không mong muốn; chẳng hạn như ợ nóng, khó tiêu và khó chịu bên trong cơ thể.

Chế độ ăn giàu carbohydrate

Quả dứa

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm bà bầu sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Đu đủ xanh

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

Mẹ bầu thèm ăn có tốt hay không?

Thèm ăn là một phần tự nhiên của thai kỳ! Bạn hãy tạo thói quen đắm chìm trong những cơn thèm ăn lành mạnh; như trái cây và rau quả hoặc các loại hạt tốt cho bà bầu. Thèm đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ là điều bình thường trong thời gian mang thai. Mẹ bầu chỉ nên nuông chiều những cơn thèm này một hoặc hai lần một tuần; với điều kiện là chỉ nên tiêu thụ khẩu phần nhỏ mà thôi.

Việc thỏa mãn một cơn thèm ăn cũng không hề dễ dàng. Sau khi bạn ăn một món nào đó và muốn gọi thêm; đừng vội làm điều này ngay. Hãy ngồi xuống và đợi khoảng 5 phút hoặc hơn để có thể kiềm chế mong muốn. Ngoài ra, dạ dày cũng cần một thời gian để báo hiệu cho não rằng; mẹ bầu đã no cũng như không cần phải ăn thêm nữa. Việc có một chế độ ăn uống cân bằng và cung cấp cho cơ thể lẫn em bé tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu là hết sức cần thiết.

Ngoài việc thăm khám thai định kỳ, mẹ bầu hãy chăm lo cho sức khỏe; cũng như tinh thần của chính bản thân nữa nhé. Một người mẹ hạnh phúc, vui vẻ cũng sẽ sinh ra những thiên thần nhỏ khỏe mạnh, đầy năng động đấy.

Nguồn: hellobacsi.com