Trẻ bị tiêu chảy khiến nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng bởi khi trẻ bị tiêu chảy sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khác như: Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, nôn nhiều và đặc biệt là sẽ bị mất nước, co thắt bụng. Do đó, các mẹ cần phải lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách bởi các chế độ ăn uống khoa học tránh để trẻ ăn những món lạ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đồng thời các vi khuẩn gây hại có cơ hội sinh sôi và phát triển trong đường ruột của các bé.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột. Bệnh gây ra bởi một số ký sinh trùng, vi khuẩn thâm nhập vào đường ruột. Vi khuẩn và ký sinh trùng có trong thức ăn ôi thiu và thực phẩm bẩn hoặc môi trường sống kém vệ sinh; sẽ vào cơ thể theo đường tiêu hóa.
Ngoài ra khi trẻ mắc chứng kích thích ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac hay dị ứng thức ăn cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến; khiến trẻ bị tử vong tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trung bình mỗi năm, trẻ dưới 2 tuổi bị tiêu chảy từ 2-3 đợt; nên cha mẹ cần hết sức lưu ý trong những thời điểm này để bảo vệ sức khỏe của con.
Sự nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 2 tuổi dễ bị mắc tiêu chảy; với biểu hiện đi ngoài phân lỏng và nhiều nước với tần suất trên 3 lần/ngày. Trẻ tiêu chảy bị mất lượng nước và muối lớn; nên dễ dẫn đến bị suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong. Bệnh ở trẻ được chia làm 2 loại:
Tiêu chảy cấp: xảy ra đột ngột, thường dưới 7 ngày hoặc không quá 14 ngày.
Tiêu chảy kéo dài: lâu hơn 14 ngày.
Lý do trẻ bị tiêu chảy các mẹ nên lưu ý
Trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ; mẹ sẽ biết được rằng đôi khi con vẫn mắc những bệnh lý thông thường dù đã chăm bẵm rất kỹ lưỡng. Với bé từ 6 tháng đến 2 tuổi, vì nhiều nguyên nhân khác nhau bé có thể sẽ bị tiêu chảy, có thể kể đến:
Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn; ký sinh trùng trong thực phẩm bẩn xâm nhập và môi trường kém vệ sinh vào đường ruột(nguyên nhân phổ biến nhất).
Dị ứng thức ăn lạ.
Chứng kích thích ruột.
Bệnh Crohn: Một phần ruột thường là phần cuối ruột non – đầu ruột già bị sưng và xuất hiện vết loét.
Bệnh Celiac: Là chứng bệnh cơ thể không hấp thụ Gucoten (trong lúa mì, lúa mạch) dẫn đến tổn thương ruột non.
Những điều nên làm
Trong điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ, yếu tố quan trọng nhất đó chính là đề phòng bị mất nước. Do đó mà ngay khi trẻ có biểu hiện bị bệnh trong ngày đầu tiên; mẹ cần phải cho con uống nhiều nước hơn bình thường hoặc uống nước điện giải; ăn nước cơm, nước cháo, nước gạo rang,… Lượng nước mẹ có thể ước lượng để cho trẻ dưới 2 tuổi uống là từ 50 đến 100 ml.
Pha nước điện giải cho trẻ
Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi pha. Dùng gói bột oresol cho vào bình chứa 1 lít nước sạch đun sôi để nguội. Khuấy đều đến khi bột tan hoàn toàn thì cho trẻ uống hết trong vòng một ngày. Với trẻ nhỏ hơn bạn cho uống lượng ít hơn.
Cho trẻ ăn các loại thực phẩm phù hợp
Khi trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ ăn các loại cháo được chế biến từ bột gạo; khoai tây, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, cà rốt, đậu tương, dầu thực vật… Các loại trái cây như chuối, đu đủ, cam, chanh để bổ sung kali. Luôn cho trẻ uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng nếu trẻ không muốn ăn bất cứ đồ ăn nào.
Phương pháp chế biến đảm bảo
Đường ruột của trẻ đang vô cùng nhạy cảm khi bị tiêu chảy; để tránh nguy cơ bị bội nhiễm, mẹ cần phải đảm bảo tuyệt đối yếu tố vệ sinh; thức ăn nấu phải nấu loãng hơn bình thường, nấu thật nhừ mềm và nấu theo bữa; không để qua đêm hay ăn cả ngày.
Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều
Trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, đuối sức; không muốn ăn nhưng mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn một chút; chia làm 6-8 bữa ăn trong ngày nếu mỗi lần trẻ ăn được rất ít. Đặc biệt là với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mẹ tăng thêm mỗi ngày thêm một bữa liên tục trong một tháng cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn.
Những lời khuyên cho trẻ bị tiêu chảy
Không cho trẻ ăn các món ăn nhiều đường vì chúng có khả năng khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu trẻ uống sữa tươi mà tiêu chảy nặng hơn thì thay bằng sữa đậu tương hoặc sữa không có lactoza. Sau 5 ngày kể từ khi tình trạng tiêu chảy đã giảm, mẹ có thể cho trẻ ăn lại chế độ ăn như bình thường để bổ sung năng lượng.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm từ thực phẩm để cơ thể phục hồi và khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã ổn định; mẹ hãy lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm sinh học để tăng khả năng hấp thu như hàu.
Với công nghệ sản xuất độc quyền, ruốc hàu Bavabi được tiệt trùng an toàn tuyệt đối cho hệ tiêu hóa của trẻ, sản phẩm mang đến một lượng khoáng chất dồi dào bù cho cơ thể. Dễ ăn, không cần chế biến cầu kỳ, tiện lợi, nhanh chóng nhưng lại đầy đủ dưỡng chất là những gì mà sản phẩm Ruốc hàu Bavabi mang đến cho gia đình bạn.
Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Sử dụng nguồn nước sạch; Xử lý phân-nước-rác hợp vệ sinh; Cảnh giác với thức ăn đường phố;Thường xuyên rửa tay bằng xà bông với nước sạch, nhất là trước khi ăn; trước khi chăm sóc bé, cho bé ăn; sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt cao; cảm thấy đau bụng, đau khi sờ nắn bụng hay đau bụng dữ dội; phân có nhầy, máu thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nguồn: ruochau.com