Nguyên nhân và những triệu chứng của trẻ bị suy dinh dưỡng như thế nào? Trẻ em là đối tượng mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc đúng cách. Bởi trẻ khi mới sinh sẽ rất khó để thích nghi với những món ăn lạ, do đó việc chăm sóc không đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Vậy nên có bữa ăn như thế nào đó giúp trẻ có sức đề kháng tốt. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về chủ đề dưới đây để các mẹ có cách nhìn khái quát và những thông tin bổ ích
Làm thế nào biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường; hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):
Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn; đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường. Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng). Nếu ở nơi không có điều kiện cân trẻ; có thể dùng số đo vòng cánh tay trái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Vệ sinh môi trường: Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Cách chăm sóc khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Chăm sóc tâm lý: Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa…; tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.
Chăm sóc khi trẻ bị bệnh: Khi trẻ ốm, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp; cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp; để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.
Bữa ăn của trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?
Thực ra nhiều trẻ biếng ăn và sợ ăn cơm, cháo, hay không thích các món ăn truyền thống Việt Nam; nhưng nếu gia đình chịu khó thay đổi thực đơn, tìm hiểu các phong cách ăn của các nước khác; như ăn súp, mỳ, bánh mỳ, … thì trẻ lại chịu ăn hơn. Với trẻ lớn đã có khẩu vị riêng, gia đình nên hỏi ý kiến trẻ trước khi nấu ăn; cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được ăn đúng ý thích sẽ giúp trẻ ăn tốt hơn nhiều so với áp đặt món ăn cho trẻ.
Do điều kiện kinh tế ngày nay khác với mấy chục năm trước; chịu ảnh hưởng các hiệu ăn kiểu Tây và các nội dung quảng cáo trên mạng, trên tivi; ngày nay rất nhiều trẻ thích ăn đồ Tây, đồ Ý như khoai tây chiên, gà rán, mì sốt thịt bò xay, bánh mì hamburger… Nhiều gia đình cho rằng đây là những thức ăn nhanh nhiều đạm, béo không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Nhưng trẻ em lại đang cần ăn nhiều đạm động vật; để có nhiều acid amin quý và cần nhiều chất béo cho các chức năng tăng trưởng của cơ thể; nhất là ở những trẻ đang suy dinh dưỡng nhẹ cân (tức là thiếu đạm và năng lượng) thì lại rất phù hợp với những kiểu ăn đồ Tây này. Vì vậy rất nên khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ ăn theo thực đơn và đồ ăn Tây; nếu điều này giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.
Bữa ăn phụ cho như thế nào?
Mùa đông nên ăn gì?
Với những trẻ đang cần tăng cường bữa phụ, có thể sắp xếp 2-3 bữa phụ/ngày theo các giờ sau: giữa buổi sáng (9h30-10h), giữa buổi chiều (khoảng 15h); hoặc có thể cho trẻ ăn bữa phụ ngay khi tan học nếu buổi chiều trẻ không ăn gì ở trường. Ngoài ra có thể tăng thêm 1 bữa phụ tối trước khi đi ngủ. Các bữa phụ cho trẻ nên thay đổi theo mùa.
Mùa đông cần nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể; nên cho trẻ ăn những món ăn phụ giàu năng lượng như súp khoai tây thịt bò xay, súp bí đỏ kem tươi; cháo gà, bánh mì nhúng sữa, sữa bột pha – lý tưởng nên ăn thêm bánh quy (hoặc những loại bánh khác), formai, bánh kem; sô cô la, nước ca cao nóng, hoa quả nhiều năng lượng như chuối, xoài.
Mùa hè nên ăn gì?
Mùa hè nên cho trẻ ăn bữa phụ với năng lượng có thể thấp hơn nhưng cung cấp nhiều vitamin và nước; như sữa chua, sữa tươi, nước hoa quả ngọt tươi, các loại chè, bánh caramen… Trong các bữa phụ, để giúp tăng năng lượng cần chú trọng các thành phần chất béo; đạm động vật, sữa và các chế phẩm sữa như formai, sữa chua, caramen, váng sữa…hoa quả ngọt chín trong các bữa phụ ngọt.
Cần tăng cường chất béo vì đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng; với cùng một trọng lượng chất béo cung cấp năng lượng cao hơn gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt); và cung cấp các acid béo no cần thiết.
Do vậy, cần tăng thêm lượng dầu, mỡ cho trẻ SDD; để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng tăng cao của trẻ, trong đó nên ưu tiên mỡ gà; vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ; bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ. Do vậy cháo- súp gà sẽ là một lựa chọn bữa phụ rất tốt cho trẻ nếu hợp khẩu vị.
Các loại trái cây tươi
Về hoa quả tươi cũng nên tăng cường cho trẻ SDD ngày 1-2 bữa phụ; vì có chứa nhiều các acid hữu cơ có tác dụng kích thích tiêu hoá. Một số quả như dứa có men bromelin, đu đủ có men papain; giúp trẻ tiêu hoá tốt thức ăn. Chuối, hồng xiêm có tác dụng tốt với tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá. Nên cho trẻ ăn đa dạng quả để có được nhiều loại vitamin và khoáng; nhất là hoa quả chin ngọt nhiều đường fructose cao năng lượng và dễ hấp thu.
Với một số thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các gia đình có thể chuẩn bị những bữa ăn phụ ngon miệng; năng lượng cao cho các bé SDD đang biếng ăn và chậm lớn.
Sữa là bữa ăn phụ cho trẻ
Sữa là nguồn cung cấp đạm với các acid amin quý và dễ hấp thu; là nguồn cung cấp nhiều canxi hữu cơ và các yếu tố vi lượng rất dễ hấp thu. Vì thể sữa được coi là loại thực phẩm có thành phần hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ; và cả cho sức khỏe mọi người. Cho trẻ uống sữa, ăn pho mát mềm, ăn sữa chua đều là những bữa phụ lý tưởng.
Trứng gà – bữa ăn mẹ nên cung cấp
Trứng gà là thức ăn bổ, rất tốt cho trẻ em. Trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đói do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng có nhiếu chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng; nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng, do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên cho ăn lòng đỏ.
Thành phần chủ yếu của lòng trắng trứng là đạm; vì thế nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn trứng cả quả. Không chỉ nên dùng trứng trong bữa ăn chính; mà ở dạng trứng luộc rất tiện cho trẻ mang đến trường dùng làm bữa ăn phụ vừa ngon, bổ, rẻ vừa tiện lợi. Với trẻ em thường không có vấn đề cholesterol máu cao; vì thế nếu trẻ thích ăn trứng, nên tăng cường cho trẻ ăn hàng ngày 1-2 quả rất tốt cho sức khỏe.
Nguồn: suckhoedoisong.vn