Khi nào thì ông bà nên can thiệp vào việc nuôi dạy cháu

Ông bà nên can thiệp vào việc nuôi dạy cháu trong trường hợp nào?

Đời sống Đời sống gia đình

Theo một nghiên cứu cho thấy, các yếu tố bên ngoài rất dễ tác động tới trẻ. Nếu phương pháp nuôi dạy của cha mẹ bất đồng với ông bà thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.  Việc nuôi dạy con cái đang là vấn đề được các bậc cha mẹ, ông bà quan tâm. Ông bà nuôi dạy cháu theo cách của ông bà, nhưng các bậc cha mẹ lại có phương pháp nuôi dạy con khác xa với ông bà. Vậy thời điểm nào là thích hợp để ông bà nên can thiệp vào việc nuôi dạy cháu? Cụ thể như thế nào thì bạn nên  cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Ông bà nuôi dạy cháu khi cháu cư xử thô lỗ

“Giống như với mọi mối quan hệ khác; ông bà có quyền thiết lập ranh giới cho cách các thành viên trong gia đình đối xử với mình”, Carl Grody, một cố vấn gia đình ở Worthington; Ohio, Mỹ nói. Nếu cháu vô lễ với ông bà hoặc với người khác; ông bà nên lên tiếng: Cháu không được nói chuyện như vậy với người lớn, như thế là không ngoan. Tuy nhiên, nên để cho bố mẹ trẻ chủ động kỷ luật con mình.Cách tốt nhất là ông bà nên nói với con mình về hành vi của cháu; để bố mẹ chúng tìm hướng dạy con phù hợp.

Trẻ phát triển chậm về thể chất

ông bà nuôi dạy cháu khi cháu phát triển chậm về thể chất

Đôi khi cha mẹ quá gần gũi với con để có thể nhận thấy điều gì đó bất thường. Trong khi đó, ông bà đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm nuôi con cái; có thể có những cảm nhận đúng. Nếu bạn nhận thấy cháu mình bị chậm nói; có vấn đề về vận động; hoặc gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội thì bạn phải lên tiếng.Amy Morin – nhà trị liệu tâm lý ở Lincoln; Maine – cho rằng vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn; nếu không được kiểm soát và can thiệp sớm. Do đó, nếu ông bà phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cháu; nên lập tức nói với con.

Ông bà nuôi dạy cháu vì sự an toàn của trẻ

Bạn nên nhắc nhở cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sự an toàn của trẻ, bởi lẽ cha mẹ có thể không có nhiều kinh nghiệm trong việc này bằng bạn. Tuy nhiên, nên giới hạn số lần nhắc nhở. Bạn trực tiếp nhắc cháu đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là hợp lý; nhưng đừng cứ thấy cháu dắt xe ra là lại nhắc bố mẹ trẻ.

Trong trường hợp bạn lo lắng về một vấn đề an toàn khác; ví dụ như cháu băng qua đường một mình; nên nói chuyện với con khi cháu không có mặt; như thế giữa hai người trưởng thành sẽ có một cuộc trao đổi nghiêm túc và cởi mở hơn.

Sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ

Liên quan đến chủ đề dinh dưỡng là câu chuyện nhạy cảm; bởi mỗi người cha mẹ có cách nuôi con khác nhau. Chuyên gia Grody khuyên: “Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đưa ra những ý kiến tích cực bất cứ khi nào có thể, tuy nhiên nên tránh những lời khen có thể gây ra những cảm xúc lẫn lộn”. Ví dụ, nếu bạn thấy món cháo của trẻ có đủ rau, thịt, bạn nên khen: “Trông món ăn ngon mắt đấy”, thay vì “Cuối cùng thì cháu tôi cũng được ăn rau xanh”.

sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ

Kể cả nếu như bạn lo lắng về thói quen ăn uống của cháu mình hoặc những món ăn vặt; có thể gây hại sức khỏe cho chúng, bạn hoàn toàn có thể nếu bạn lo lắng về thói quen ăn uống của cháu mình hoặc những món ăn vặt mà chúng đang ăn, bạn hoàn toàn có thể góp ý với cha mẹ trẻ về những lựa chọn lành mạnh và đưa ra những gợi ý, nhưng nhớ đừng chỉ trích con.

Các vấn đề nghiêm trọng khác

Liên quan tới các vấn đề lớn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục; sự bỏ bê;  tổn hại tiềm tàng… có thể xảy ra với trẻ; ông bà không bao giờ nên im lặng. Giữ an toàn cho cháu là ưu tiên hàng đầu của ông bà. Tuy nhiên, nên có cách giao tiếp thận trọng, khéo léo; tránh gây cảm xúc tâm lý tiêu cực cho con cái.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc khen ngợi trẻ quá mức có thể dẫn đến sự thiếu động lực. Thông thường, ông bà sẽ luôn nhấn mạnh sự quan tâm, chú ý của họ vào những điểm tốt của cháu và đôi khi khen cháu vô tội vạ. Ví dụ, chỉ cần cháu ăn một thìa cơm, ông bà sẽ nói: “Ôi cháu giỏi quá”. Chính những điều này vô tình sẽ giết chết động lực cần phải ngoan hơn, ý thức hơn của trẻ.

Vì nuông chiều cháu, đôi khi ông bà có thể cho phép chúng đi ngủ muộn, thậm chí không cần nghỉ trưa sau bữa ăn. Trong khi đó, các nhà khoa học khuyên rằng trẻ mẫu giáo nên ngủ 10-13 giờ mỗi ngày, trong khi với thanh thiếu niên thì đó là 8 giờ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, hoạt động của não…

Nguồn: Vnexpress.net