Người già dễ mắc bệnh khi thời tiết lạnh

Người già dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa trở lạnh

Phòng bệnh cho người lớn tuổi Sức khỏe

Vào mùa lạnh người già dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và một số các bệnh lý khác. Thời tiết lúc giao mùa thường thất thường, khi thì nắng gay gắt khi thì thời tiết đổ mưa nhiều. Trong khi đó sức đề kháng của người già ngày một giảm sút không thể chống đỡ được sự thay đổi thất thường của thời tiết. Nên khả năng mắc bệnh càng cao.

Thời tiết sang đông hết sức khắc nghiệt, thường giá buốt nên các bệnh về người già như xương khớp đau nhức mỏi cũng hay gặp phải. Nên thời tiết mùa này thường dễ mắc bệnh cho người già hơn rất nhiều. Nên bảo vệ bản thân và giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Luôn đảm bảo cơ thể được bảo vệ và ăn uống thật tốt để có sức đề khàng thật tốt.

Việc nguy cơ mắc bệnh ở người già cần được phòng tránh tốt nhất khi thời tiết sang mùa lạnh nên hãy đảm bảo một cơ thể thật tốt để thích nghi với thời tiết lạnh này. Để tránh được các bệnh không mong muốn xay ra đối với người già.

Một số yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh người già

Lúc giao mùa, trong điều kiện thời tiết thất thường, khi nắng gắt, khi mưa nhiều. Trong khi sức đề kháng của người cao tuổi (NCT) ngày một giảm và dễ chịu sự tác động của thời tiết nên nguy cơ mắc bệnh càng cao. Những bệnh dưới đây là những bệnh NCT dễ mắc trong lúc giao mùa.

Ở người cao tuổi, chỉ với mức giảm nhẹ của nhiệt độ môi trường. Đã có nguy cơ giảm nhiệt độ cơ thể khiến nguy cơ hạ thân nhiệt đặc biệt cao. Trong mùa đông, đặc biệt là trong thời tiết có mưa kéo dài. Có thể làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường (36,5 độ C). Và giảm thân nhiệt – một tình trạng mà trong đó nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C hoặc thấp hơn. Dễ tổn thương đa hệ thống cơ thể và tăng nguy cơ tử vong. Nguy cơ sức khỏe do lạnh ở người cao tuổi  là sự kết hợp của các yếu tố cơ thể và các yếu tố hành vi

Ảnh hưởng từ môi trường

Người già dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa trở lạnh

Khả năng cảm nhận nhiệt độ môi trường ở người cao tuổi suy giảm theo tuổi tác. Cùng với đó là khả năng kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở người cao tuổi bị giảm hơn so với người trẻ. Người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính và phải dùng nhiều loại thuốc. Nên dễ bị tổn thương do lạnh hơn.

Những người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đầy đủ dễ bị tổn thương do lạnh hơn. Người cao tuổi có xu hướng uống quá ít nước và dễ mất nước ngay cả trong mùa lạnh. Những người cao tuổi ít hoạt động, ăn mặc không thích hợp trong thời tiết lạnh. Ngoài ra, nhiều người cao tuổi do tiết kiệm chi phí sinh hoạt đã không quan tâm đúng mức cho sưởi ấm trong nhà. Hoặc sưởi ấm không đúng cách, thiếu khoa học.

Làm sao để xác định người cao tuổi bị hạ thân nhiệt?

Ngôi nhà hoặc phòng ở được xác định là nhiệt độ thấp và người cao tuổi sống trong đó nằm trên giường. Không hoạt động gì hoặc thể hiện yếu ớt. Trong giai đoạn đầu của tình trạng hạ thân nhiệt, da lạnh. Ngón tay và môi xanh xám, giảm sự tỉnh táo, lú lẫn nhẹ, nói lắp. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng những người cao tuổi bị hạ thân nhiệt. Có thể không thể hiện gì như rùng mình hay phàn nàn về cảm giác lạnh.

Lưu ý, hạ thân nhiệt không thể được xác định bằng cách sử dụng nhiệt kế gia dụng. Phải sử dụng nhiệt kế y tế để xác định. Vì sử dụng nhiệt kế không đúng, người già sẽ trở nên mất cảnh giác. Và sự nhầm lẫn có thể làm trầm trọng thêm hạ thân nhiệt. Nguy hiểm cho hệ thống hô hấp và chức năng tim.

Cần làm gì khi người cao tuổi bị hạ thân nhiệt?

Gọi trợ giúp y tế tại nhà và/hoặc đi đến bệnh viện ngay lập tức. Trước khi có sự hỗ trợ y tế, cần thực hiện như sau: Nhẹ nhàng di chuyển người cao tuổi đến một nơi ấm và khô;

Nếu quần áo đang mặc bị ướt, cần cởi bỏ ngay, thay quần áo khô và quấn người già trong chăn để giữ ấm. Để người cao tuổi nằm yên, không nên trở người nhiều, cho uống ngay nước ấm (trà gừng ấm, sữa ấm…).

Một số biện pháp phòng ngừa

Những yếu tố nguy cơ cá nhân và môi trường càng cao. Thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do thời tiết lạnh ở người cao tuổi càng lớn. Do đó, vấn đề quan trọng là cần có những biện pháp phòng ngừa sau đây:

Cần giữ ấm và tránh tiếp xúc với lạnh ở người già

Duy trì nhiệt độ 20-24 độ C trong phòng. Cần thiết nên mua một nhiệt kế đo nhiệt độ phòng để sẵn trong phòng. Để cho hệ thống sưởi có hiệu quả, cần khép kín các cửa nhà (cửa sổ, cửa ra vào…). Tuy nhiên, nên được duy trì liên tục việc thông khí cho phòng ở. Không khí trong phòng nên được giữ đủ ẩm. Tránh không khí quá khô gây khó chịu cho đường thở, đồng thời tránh không khí quá ẩm ướt có thể gây bệnh. Kiểm tra sự an toàn của thiết bị sưởi trong căn phòng.

Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị, lò sưởi thải ra carbon monoxide. Bởi có thể gây ngộ độc dẫn tới hôn mê, mất ý thức, tử vong như lò sưởi than, củi… Đảm bảo người cao tuổi mặc quần áo đủ ấm và thoải mái với nhiều lớp. Để tránh mất nhiệt nhưng không làm hạn chế hoạt động và sự đi lại. Vào buổi sáng, khi ngủ dậy, điều quan trọng là phải mặc đủ ấm. Vì khi đó cơ thể vẫn không đủ hoạt động (do sự trao đổi chất thấp) để làm ấm.

Vào ban đêm, khi đi ngủ, cần có một tấm chăn phù hợp, mặc quần áo đủ ấm. Bao gồm tất chân và chắc chắn nhiệt độ phòng đủ ấm (sử dụng máy sưởi an toàn). Tránh đi ra ngoài trong thời tiết lạnh hoặc mưa gió. Nên theo dõi dự báo thời tiết và có kế hoạch ra khỏi nhà phù hợp. Khi nhất thiết phải rời khỏi nhà, cần mặc ngoài một áo khoác, đội mũ len và găng tay.

Đảm bảo sức khỏe luôn lành mạnh

Đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết trong mùa đông. Uống 6-8 ly nước ấm/ngày ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffeine.

Ăn thường xuyên, các bữa ăn tương đối nhẹ 5-6 lần/ngày và tránh ăn các bữa ăn nặng nề, quá no. Dùng thức uống và thực phẩm nóng giúp bảo vệ thân nhiệt. Khi ở nhà, chủ động vận động thích hợp để tăng lưu lượng máu và tăng nhiệt độ cơ thể.

Cần thêm lời khuyên từ bác sĩ

Một số bệnh thường gặp

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc có thể làm tăng độ nhạy cảm với thời tiết lạnh. (Đặc biệt thuốc ngủ, thuốc bình thần và thuốc giảm đau “mạnh”) có thể gia tăng các nguy cơ khi tiếp xúc với lạnh.

Trong trường hợp nghi ngờ bị hạ thân nhiệt (giảm nhiệt độ cơ thể). Nếu người già xuất hiện cảm giác lạnh, run rẩy, kém đáp ứng hay lú lẫn, cần gọi đưa cấp cứu ngay lập tức.

Người già sống một mình, nên có biện pháp xử lý ra sao?

Mức độ thận trọng cần phải được gia tăng gấp nhiều lần đối với người cao tuổi sống một mình. Khi sống một mình, người cao tuổi có thể gặp khó khăn khi làm ấm không khí trong nhà và chăm sóc cho bản thân. (Mặc quần áo, ăn, uống) và họ có nguy cơ cao đối với thương tổn do lạnh. Đôi khi người già sống một mình bị té ngã ở nhà và do không thể tự đứng lên. Nên nằm trên sàn lạnh trong thời gian dài có thể dẫn đến hạ thân nhiệt nặng. Để giảm thiểu nguy cơ, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Giữ liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè, hàng xóm. Nên đăng ký các chi tiết cá nhân khi sống đơn độc (tên, địa chỉ và số điện thoại) cho các tổ chức quản lý người cao tuổi. (Câu lạc bộ người cao tuổi, trạm y tế, bác sĩ gia đình…). Để nhận được theo dõi sức khỏe định kỳ và liên hệ khi cần thiết.

Nguồn: suckhoedoisong.vn