Tiêu chảy cấp là căn bênh nguy hiểm

Bảo vệ bé khỏi tiêu chảy cấp do Rotavirus bằng vắc xin Rota

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Hãy bảo vệ con mình an toàn bằng cách cho uống vắc xin Rota trong vòng 6 tháng đầu đời. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là căn bệnh rất nguy hiểm. Căn bệnh này khiến cho trẻ bị tiêu chay nghiêm trọng và khiến mất nước nhanh chóng, nếu diễn biến xấu hơn nữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì thế mà cha mẹ hãy nắm rõ các kiến thức và biện pháp phòng tránh căn bệnh này để phòng ngừa cho con trẻ. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái và hiểu biết vì yêu thương con cái là không chỉ qua hành động mà còn qua cả cách chăm sóc cho con trẻ.

Virus Rota

Virus Rota là loại virus gây ra viêm dạ dày ruột cấp nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại virus này rất phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy mất nước nặng; ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Trên thế giới mỗi năm virus Rota khiến 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Khi bị tiêu chảy do virus Rota trẻ có đi ngoài từ 10-20 lần; một số trường hợp nặng trẻ có thể đi ngoài trên 20 lần/ngày gây nên tình trạng mất nước nặng chỉ đứng sau tả.

Virus Rota

Virus Rota lây qua đường phân – miệng, tay – miệng và khả năng lây nhiễm rất cao. Loại virus này được thải ra theo đường tiêu hoá ở trẻ nhiễm bệnh; tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ và trên bề mặt rắn khoảng vài ngày. Virus dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn; tồn tại trên bề mặt chất rắn như đồ chơi, chăn, màn,… Virus Rota nguy hiểm, phổ biến và dễ lây lan nên trẻ cần được uống vắc-xin ngừa càng sớm càng tốt; để bảo vệ trẻ trong thời kì phát triển nhạy cảm đầu đời.

Virus Rota có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ hãy bảo vệ bé yêu khỏi tiêu chảy cấp do Rotavirus bằng cách cho con uống vắc xin ngay từ 6 tuần tuổi. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về vắc xin Rota; chẳng hạn như khi nào nên thực hiện việc uống chủng ngừa và cách chăm sóc bé sau khi uống vắc xin.

Virus Rota rất dễ lây và khó bị tiêu diệt

  • Virus Rota rất dễ lây và khó bị tiêu diệt vì chúng có thể sống vài giờ trên tay người; vài ngày trên các bề mặt và gần như miễn nhiễm với xà phòng, cồn, nước Javel…
  • Trên thế giới: Mỗi năm có 500.000 trẻ em chết vì tiêu chảy. Có đến 90% trường hợp bị tiêu chảy cấp dẫn đến tử vong là do Rotavirus gây ra; đặc biệt là tại các quốc gia thu nhập thấp.
  • Tại Việt nam: Số trường hợp nhập viện điều trị tiêu chảy cấp do Rotavirus cao nhất khu vực Đông Nam Á. 50% các trường hợp nhập viện do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi là do Rotavirus.

Vắc xin Rota là dạng vắc xin đường uống

Vắc xin Rota là dạng vắc xin đường uống. Loại vắc xin này có tác dụng giúp bé tránh các bệnh nguy hiểm về tiêu hóa do virus Rota gây ra.

dùng vaccine rota

Rotavirus thường tấn công trẻ dưới 2 tuổi

Rotavirus thường tấn công trẻ dưới 2 tuổi. Bởi vì ở giai đoạn này, trẻ có thói quen cầm nắm và ngậm đồ vật. Đồng thời, trẻ dưới 2 tuổi cũng có nguy cơ phơi nhiễm cao với virus Rota trong môi trường. Tuy các thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng nhưng không đủ để kiểm soát sự lây lan của bệnh.

Trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra thường xuất hiện những triệu chứng như tiêu chảy với phân lỏng tóe nước, sốt và nôn ói. Tình trạng này dẫn đến mất nước, suy kiệt và có thể tử vong ở trẻ. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị tử vong khi mắc tiêu chảy do Rotavirus.

Hơn nữa, hiện chưa có thuốc đặc trị tiêu chảy do virus Rota. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ uống liều vắc xin ngừa virus Rota càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên ở thời điểm trẻ được 6 tuần tuổi để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh của vắc xin đối với các bé.

Các trường hợp chống chỉ định

Theo các chuyên gia, nếu con bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với lần chủng ngừa vắc xin này trước đó đều cần cân nhắc thật kỹ trước khi chủng ngừa mũi nhắc lại hoặc thậm chí là không nên chủng ngừa. Ngoài ra, trong trường hợp đã tới thời gian cần uống chủng ngừa vắc xin virus Rota mà con lại đang trong giai đoạn hồi phục sau khi bị ốm, bố mẹ hãy chờ cho đến lúc con hồi phục hoàn toàn rồi mới chủng ngừa nhé.

Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến cáo bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xem hệ thống miễn dịch của bé có bị suy yếu hay không. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bao gồm:

  • Phơi nhiễm với HIV/AIDS hoặc bất kỳ bệnh nào khác liên quan đến hệ thống miễn dịch
  • Bé đang điều trị bệnh bằng việc sử dụng steroid dài hạn
  • Ung thư hoặc điều trị ung thư bằng tia phóng xạ (xạ trị)…
  • Khi nào trẻ có thể uống vắc xin, số lần cần uống?

Liều lượng được khuyến nghị cho hình thức chủng ngừa Rotavirus như sau:

  • Liều đầu tiên: 2 tháng tuổi
  • Liều thứ hai: 4 tháng tuổi
  • Liều thứ ba: 6 tháng tuổi (nếu cần)

Bé nên được uống vắc xin ngừa vi rút Rota liều đầu tiên trước 15 tuần tuổi và liều cuối cùng trước 8 tháng tuổi. Vắc xin Rotavirus có thể được uống cùng mốc thời gian với lịch chủng ngừa các loại vắc xin khác.

Có thể cho con uống vắc xin Rota qua hình thức chủng ngừa dịch vụ

Các trường hợp chống chỉ định

Tạm thời, vắc xin Rota chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Do vậy, bố mẹ có thể cho con uống vắc xin ngừa bệnh thông qua hình thức chủng ngừa dịch vụ. Ngoài ra, tùy vào xuất xứ của vắc xin (Việt Nam, Mỹ, Bỉ) và nơi cung cấp dịch vụ chủng ngừa mà chi phí cho 1 lần uống vắc xin sẽ rơi vào khoảng từ 490.000 – 665.000 đồng hoặc hơn.

Các phản ứng phụ sau khi dùng vắc xin

Một số phản ứng phụ sau khi chủng ngừa Rotavirus mà bé có thể gặp gồm:

  • Cáu gắt
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa

Bất kỳ loại vắc xin nào cũng có nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện bất thường sau nhằm đưa con đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời nếu như có trường hợp bất trắc:

  • Khó thở
  • Sốt cao
  • Thở khò khè
  • Tim đập nhanh
  • Thân người trở nên tái xanh

Dẫu cho như vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi vắc xin phòng ngừa virus Rota khá lành tính cũng như hiếm gây ra tác dụng phụ quá nghiêm trọng.

Cách chăm sóc sau khi sử dụng vắc xin

Sau khi bé được chủng ngừa virus Rota, nếu thấy bé bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy, bạn hãy:

  • Với các bé dưới 6 tháng tuổi, còn bú mẹ: Hãy cho bé bú mẹ nhiều hơn.
  • Với các bé trên 6 tháng và đã ăn dặm: Cho bé bú kết hợp với uống nước nhiều hơn, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, trái cây dằm…

Bên cạnh đó, cần chú ý việc xử lý chất thải của trẻ bởi virus có thể hiện diện trong phân và có nguy cơ lây lan nếu như bạn không chú ý.

Nguồn: hellobacsi.com