Chắc hẳn đối với mỗi người chơi thể thao thường xuyên thì băng dán cơ Kinesio không còn xa lạ gì nữa. Băng dán cơ Kinesio là loại băng giúp người chơi thể thao giảm đau nhanh hồi phục các chấn thương về cơ bắp. Băng dán cơ Kinesio rất hưu ích cho người chơi thể thao nhưng liệu rằng chúng ta đã biết cách sử dụng thế nào cho đạt được hiệu quả cao hay chưa. Không phải trong trường hợp nào cũng dùng được băng dán cơ Kinesio, chúng ta phải biết được những loại chấn thương nào thì có thể sử dụng băng dán cơ Kinesio.
Băng dán cơ kinesio
Băng dán cơ kinesio là loại băng được sử dụng phổ biến trong những trận đấu bóng chuyền hay trên những đường đua xe đạp. Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những dải băng nhiều màu sắc được xếp thành hoa văn trên vai, đầu gối, lưng bụng của các VĐV thể thao chuyên nghiệp. Vậy loại băng này mang lại lợi ích gì? Băng dán cơ Kinesiology được phát triển cuối những năm 1970 bởi tiến sĩ Kenzo Kase – bác sĩ chấn thương chỉnh hình người Nhật Bản. Nhận thấy bất cập của băng thể thao truyền thống là giới hạn chuyển động của những VĐV; ông đã phát minh ra loại băng ưu việt hơn và đặt tên là băng kinesio.
Công thức độc quyền của băng Kinesio là pha trộn giữa bông và Nylon theo một tỷ lệ nhất định. Băng được phát triển giống với độ đàn hồi của da để sử dụng trong toàn bộ hoạt động của mình. Băng keo dán cơ cũng có khả năng chống nước và chất kết dính mạnh có thể lưu lại trên da khoảng từ 3-7 ngày; ngay cả khi sử dụng trong những môi trường nóng ẩm, tắm. Bạn hay chạy bộ? Bạn có thấy những miếng băng dán đầy màu sắc trên những người tập cử tạ; hay người chơi quần vợt? Bạn tự hỏi liệu nó có hiệu quả cho tình trạng của mình?
Chấn thương có thể xảy ra trong bộ môn chạy bộ
Chấn thương có thể xảy ra trong quá trình chạy do luyện tập quá mức hoặc tư thế chạy sai. Đây là một số vấn đề phổ biến.
- Đau đầu gối: Tình trạng này xảy ra khi bạn sử dụng đầu gối quá mức, sụn trên đầu gối bị kéo xuống; gây đau khi đi lên lầu hoặc xuống cầu thang.
- Gãy xương áp lực: Tình trạng này xảy ra sau khi bạn tập luyện quá nhiều và cơ thể bạn chưa quen với mức độ vận động. Gãy xương áp lực chủ yếu ảnh hưởng đến xương chày và xương bàn chân. Đau do gãy xương áp lực có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn di chuyển và tốt hơn khi bạn nghỉ ngơi.
- Đau xương chày: Tình trạng này xảy ra khi bạn đột nhiên thay đổi mức độ hoạt động. Đau xương chày gây đau ở phía trước cẳng chân.
- Căng cơ: Tình trạng này xuất hiện khi cơ bị căng quá mức, gây ra vết rách.
- Viêm gan bàn chân: Viêm gan bàn chân là tình trạng dải mô dày ở bàn chân; gọi là cân mạc bàn chân bị viêm.
- Vết rộp: Tình trạng này xảy ra khi có sự ma sát giữa chân và giày. Các vết rộp chứa túi dịch dễ vỡ trên da của bạn và rất đau.
Khi người tham gia chạy bộ bị đau
Mục tiêu điều trị cho người chạy bộ là giảm đau, hỗ trợ cơ, thư giãn; chăm sóc vết thương và cung cấp chất dinh dưỡng cho máu mà không hạn chế vận động. Phương pháp điều trị cũng cần nên dễ sử dụng và dễ dàng loại bỏ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên giữ trọng lượng nhẹ; vì trọng lượng thừa có thể ảnh hưởng đến tốc độ.
Băng dán cơ Kinesio được sử dụng phổ biến
Băng dán cơ Kinesio (băng dán vận động) được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Khi bạn dán băng lên da, nó kích thích cơ thể; phản ứng của da làm nâng da lên. Băng dán Kinesio thúc đẩy khả năng hồi phục chức năng bình thường của các cơ; làm tăng máu và bạch huyết.
Băng dán cơ Kinesio có khả năng chống thấm nước; vì vậy bạn không phải lo lắng rằng nó có thể tróc ra khi bạn đang chạy (do đổ mồ hôi). Bên cạnh đó, màu sắc của miếng dán có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Đây là một phương pháp điều trị mới nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tốt hơn, bạn nên có sự trợ giúp của chuyên gia để dán băng chính xác.
Một số trường hợp không nên sử dụng
Mặc dù băng dán cơ Kinesio hầu như an toàn nhưng bạn nên xem xét cẩn thận trước khi thử vì một số người có thể không thích hợp với phương pháp này. Hãy xem xét nếu bạn có ít nhất một trong các trường hợp sau:
- Dị ứng với băng dính, bông acrylic: Băng dán cơ Kinesio được dính chặt vào da của bạn nên nếu bạn bị dị ứng với các loại acrylic hoặc các loại gel dính khác thì nên tránh sử dụng băng dán này. Bởi vì băng không chỉ được sử dụng khi bạn tập thể dục, mà ngay cả khi bạn đổ mồ hôi hoặc tắm;
- Các vấn đề về da: Đừng dán băng vào vết thương hở hoặc vết rách chưa lành hoàn toàn. Điều này có thể khiến vết thương trở nên tồi tệ hơn. Nếu làn da của bạn nhạy cảm, bạn nên cân nhắc việc sử dụng băng dán.
- Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về những trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng băng dán cơ này.
Băng dán vận động có hiệu quả tốt cho người chạy bộ. Nó có thể làm giảm đau khi chạy, tăng cường cơ ở chân và thúc đẩy tuần hoàn. Tuy nhiên, loại băng dán này cũng có những lưu ý cho một số trường hợp không nên sử dụng. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được tư vấn trước khi quyết định lựa chọn phương thức điều trị này.
Xem thêm tin tức tại đây.
Nguồn: hellobacsi.com