ham tã ở trẻ

Hăm tã ở trẻ cách phòng tránh và nhận biết sớm điều trị

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Hăm tã ở trẻ là hiện tượng thường xảy ra đối với trẻ nhỏ. Do việc khi mới sinh trẻ phải đóng bỉm quá nhiều nên sẽ dẫn tới bệnh này. Khi bị hăm tã các phần mông và bẹn sẽ hằn đỏ nổi mẩn. Cha mẹ cần có các loại thuốc bôi điều trị hăm tã cho trẻ. Hiện nay đối với bệnh này trẻ có các loại thuốc bôi điều trị hăm rất tốt.

Các loại thuốc bôi điều trị hăm ở trẻ đều rất hiệu quả cần vệ sinh. Thay bỉm tã thường xuyên cho trẻ và kiểm tra xem tình trạng da của bé. Hoặc có thể khi trời quá nóng có thể bỏ bỉm tã cho trẻ cũng được để tránh tình trạng hăm ở trẻ. Cha mẹ hãy nên có cách chăm sóc trẻ hợp lý nhất để tránh việc bị hăm tã xảy ra ở trẻ. Vì chăm sóc tốt thì hăm tã không xảy ra đối với trẻ.

Một số phương pháp sau cũng hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ và cách nhận biết dấu hiệu hăm tã ở trẻ. Các bạn hãy đọc qua để có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ cho thật tốt và đảm bảo sức khỏe cho bé.

Hăm tã ở trẻ cách phòng tránh

Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu được xử lý đúng cách và kịp thời, làn da non nớt của con sẽ không phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm. Vì thế, hầu như bé nào cũng đã từng gặp phải chứng hăm tã do vi khuẩn và chất bẩn tấn công. Nếu không được can thiệp kịp thời. Chứng hăm tã có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Làm sao sớm nhận biết các dấu hiệu hăm tã ở trẻ sơ sinh để có cách xử lý kịp thời. Tránh biến chứng cho con? Mời mẹ cùng tìm hiểu!

Hăm tã ở trẻ cách phòng tránh và nhận biết sớm điều trị

Thế nào là hăm tã ở trẻ?

Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này làm xuất hiện một hoặc nhiều mảng da đỏ ở vùng bị hăm. Bé bị hăm tã thường quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là bị đau ở da. Ở thể nhẹ, mẹ có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục tại nhà như thay tã thường xuyên. Giữ vùng da bị hăm của bé luôn được khô thoáng, sạch sẽ.

Nếu tình trạng hăm tã xảy ra nặng hơn như xuất hiện vết loét. Chảy dịch ở chỗ hăm khiến bé quấy khóc nhiều hoặc bỏ bú. Mẹ cần đưa con đến bác sĩ để kiểm tra tình hình và có hướng điều trị phù hợp.

Nhận biết khi trẻ bị hăm tã

Xuất hiện trên da

Khi bị hăm, da bé sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như ửng đỏ. Nổi hột nhỏ li ti ở bộ phận sinh dục, hai bên bẹn, mông và đùi trên.

Khi trẻ khó chịu quấy khóc

Trẻ sơ sinh dùng tiếng khóc để diễn đạt tình trạng và ý muốn của mình. Khi bị hăm tã, bé thường khó chịu, quấy khóc nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là trong lúc được mẹ thay tã. Bé lớn hơn thường dùng tay cào vào tã vì hăm tã làm da bé bị ngứa.

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Hăm tã thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Bé không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tiểu hoặc ị đùn
Khi da bé có nhiều thời gian tiếp xúc với phân và nước tiểu. Các loại vi khuẩn có nhiều thời gian để bám dính và làm cho làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng.

Vi khuẩn trong phân có khả năng gây hăm tã mạnh hơn vi khuẩn trong nước tiểu. Vì thế, bé bị tiêu chảy hoặc thường xuyên đi tiêu sẽ có nhiều nguy cơ bị hăm tã hơn.

Bị kích ứng từ một sản phẩm mới

Làn da nhạy cảm của bé có thể phản ứng với một loại khăn lau hoặc chất tẩy rửa mới dùng để giặt quần áo. Dầu xả làm mềm vải cũng có thể là yếu tố không phù hợp với da của bé, khiến nó bị ngứa, ửng đỏ hoặc hăm da.

Nhiễm khuẩn hoặc nấm

Vùng được tã bao bọc gồm bộ phận sinh dục, mông, đùi luôn ẩm ướt hơn những vùng da khác. Vì thế, đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sống và phát triển.

Chúng thường trú ngụ trong các nếp gấp của da rồi làm phát sinh các chấm đỏ li ti rải rác xung quanh vùng da đó.

Dùng tã không phù hợp hoặc kém chất lượng

Tã không phù hợp là tã bị quá chật hoặc quá rộng so với kích cỡ của bé. Khi bé mặc tã quá chật, phần da phải cọ xát vào đường viền tã liên tục có thể làm các vết ửng đỏ xuất hiện hoặc làm trầy da. Trong khi đó, tã rộng sẽ trở nên lỏng lẻo. Dễ phát tán vi khuẩn từ vùng mặc tã lên các vùng da khác và gây ra hiện tượng kích ứng da.

Sử dụng một chiếc tã quá lâu

Tã là nơi “hứng chịu” chất thải từ trong cơ thể bé. Lượng vi khuẩn ở tã càng nhiều lên khi tã càng đầy. Vì thế, nếu bạn để bé phải mặc một chiếc tã quá lâu. Da bé càng có nhiều thời gian tiếp xúc với vi khuẩn và xảy ra hiện tượng kích ứng.

Thông thường, thời gian thay tã lý tưởng cho bé là cứ 4 tiếng/lần. Tuy nhiên, với những bé thường xuyên đi tè, tã sẽ nhanh đầy hơn nên mẹ cần thay tã sớm hơn.

Bên cạnh đó, những bé vừa bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn. Tần suất đi tiêu, đi tiểu của con có thể tăng lên làm rút ngắn thời gian sử dụng một chiếc tã. Mẹ cũng cần chú ý đến điểm này để canh lúc thay tã phù hợp cho bé.

Không cho bé mặc tã

Phòng tránh cho trẻ

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng thường xuyên mặc tã cho bé sẽ làm tăng nguy cơ bị hăm da. Vì thế, mẹ không cho con mặc tã để da con khô thoáng.

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm vì về bản chất. Bé bị hăm do da bị tiếp xúc với chất bẩn, nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc. Trong khi đó, những yếu tố gây hăm da lại có rất nhiều ở môi trường bên ngoài. Dưới nền nhà hoặc trên bề mặt của nệm/chiếu bé nằm mỗi ngày. Chưa kể khi bé tè hoặc ị đùn, không có tã thấm hút dịch lỏng thì vi khuẩn rất dễ tác động ngược lại gây hăm da.

Cách hạn chế nguy cơ trẻ bị hăm tã

Dù hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu mẹ biết cách phòng ngừa sẽ giúp con tránh khỏi hiện tượng này. Những cách ngừa hăm tã hiệu quả được nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyên dùng bao gồm:

Luôn giữ vùng da sinh dục của bé sạch, khô trước và sau khi thay tã. Khi thay tã cho bé, mẹ hãy dùng khăn vải hoặc khăn lông mềm thấm nước ấm lau sạch vùng da mặc tã của bé. Đợi da khô hoàn toàn rồi mới mặc tã mới vào.

Thay tã cho bé mỗi 3-4 tiếng/lần

Trên mỗi chiếc tã đều có vạch báo tã đầy để mẹ căn cứ vào đó mà thay tã cho con. Tuy nhiên, mẹ cũng cần linh động vì có khi vạch báo đó chỉ xuất hiện khi tã đã thấm đầy nước tiểu hoặc có quá nhiều phân. Trường hợp trẻ vừa mặc tã vào, chưa đi tè nhưng bé đã ị đùn một ít thì mẹ cũng nên thay tã ngay cho bé.

Hăm tã là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ thực hiện tốt những nguyên tắc vệ sinh khi chăm sóc bé sẽ hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng này. Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu được xử lý đúng cách và kịp thời, làn da non nớt của con sẽ không phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguồn: hellobacsi.com