Các bệnh thường gặp ở trẻ như cảm cúm, ho sốt, bệnh chân tay miệng,… là các căn bệnh rất dễ lây từ bạn này sang bạn khác. Trong môi trường lớp học kín và ẩm thấp sẽ là điều kiện để cấc mầm bệnh có thể lây lan càng nhanh. Chính vì thế ngoài việc đưa con đến trường các bậc cha mẹ hay qua tâm để ý con mình kĩ hơn. Hãy giúp con mình có sức đề kháng cao để có thể ngăn ngừa phòng tránh các mầm bệnh lây lan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách phòng bệnh cho trẻ khi đến trường để trẻ có thể an tâm học tập.
Giai đoạn đến trường của trẻ
Tháng 9 – mùa tựu trường, hàng triệu trẻ em trên cả nước bắt đầu những ngày đầu tiên đi học. Ngoài niềm mừng vui đưa con trẻ đến trường; rất nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng, sợ con bị ốm khi đi học. Vậy cha mẹ cần trang bị một số kiến thức sau để chăm sóc cho con thật tốt trong giai đoạn đầu đi học.Tuổi bắt đầu trẻ đi học là lứa tuổi mẫu giáo; thông thường được tính từ khi trẻ 3 đến trước 6 tuổi. Thậm chí hiện nay nhiều trẻ được đi đến lớp sớm hơn trước 3 tuổi do điều kiện bận rộn của cha mẹ.
Giai đoạn này, về thể chất, trẻ chậm lớn hơn những năm trước đó. Trẻ ăn được thức ăn cứng của người lớn; bắt đầu chán thức ăn mềm của trẻ nhũ nhi. Vì vậy, trẻ rất dễ chán ăn. Tuổi này trẻ phát triển nhiều khả năng như nói sõi, hát, đọc thơ, học vẽ, học đếm. Trẻ bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường trường học; có nhiều bạn bè và nhiều người xung quanh nên trẻ dễ có những rối loạn về tâm lý; có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Bảo vệ con trẻ nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh
Bên cạnh niềm vui đưa con đến trường mỗi ngày; cha mẹ cũng không khỏi lo lắng việc con mình có thể mắc các bệnh thường gặp và dễ lây từ bạn học như cảm lạnh, đau mắt đỏ, tay chân miệng… Bạn có biết, việc nắm rõ kiến thức về những bệnh thường gặp ở trẻ sẽ giúp việc chăm sóc con được tốt hơn?
Với trẻ trong độ tuổi đến trường; nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh của các bé cũng theo đó mà tăng lên. Các chuyên gia thống kê những bệnh như: cảm lạnh, viêm tai, viêm dạ dày – ruột, đau mắt đỏ, quai bị, chấy rận, sởi và nhiễm giun kim là những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Cùng tìm hiểu thêm về những bệnh này và những điều bạn có thể làm để bảo vệ con trẻ; nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh qua bài viết sau.
Các căn bệnh thường gặp khi trẻ đến trường
Trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi được xếp vào nhóm trẻ mầm non. Các bậc cha mẹ có con trong giai đoạn này được khuyến khích tạo điều kiện làm sao để trẻ thỏa mãn được sự hiếu kỳ và học hỏi nhiều về thế giới xung quanh. Cũng trong giai đoạn này, trẻ sẽ học cách trở nên tự lập hơn.
Tuy nhiên, để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển tối ưu về mọi mặt; cha mẹ cần đảm bảo trẻ có một sức khỏe tốt. Để làm được điều này, bạn cần cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt; giúp con hạn chế nguy cơ lây nhiễm các bệnh thông thường.
Dưới đây là những vấn đề sức khoẻ thường gặp đối với trẻ mầm non:
Trẻ thường xuyên mắc bệnh cảm lạnh
Trong thực tế, trẻ nhỏ có thể bị nhiễm cảm lạnh khoảng 8 đến 10 lần trong năm cho đến khi con tròn 2 tuổi. Trẻ bị cảm lạnh thường có các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng và mệt mỏi.
Nếu con bạn thường xuyên bị cảm lạnh, điều đó không có nghĩa rằng hệ miễn dịch của bé kém. Bởi theo các nhà khoa học, hiện có hơn 100 loại virus gây bệnh cảm lạnh; nên cơ thể của bé chưa phát triển được khả năng phòng vệ mạnh mẽ để chống lại chúng. Trải qua thời gian, cơ thể của trẻ sẽ trở nên khỏe mạnh hơn khi hệ miễn dịch được phát triển để chống lại những tác nhân gây bệnh.
Trẻ dễ bị bệnh viêm tai
Việc thường xuyên mắc phải các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên như cảm lạnh, ho và đau họng khiến trẻ rất dễ bị viêm tai giữa. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non; viêm tai xảy ra khi tai giữa bị sưng tấy do sự hình thành các chất nhầy phía sau màng nhĩ. Theo ghi nhận thì 5/6 trẻ thường xuyên mắc phải chứng này trước khi sang ba tuổi.
Trẻ dễ bị viêm ruột cấp tính
Đây là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ mầm non. Viêm dạ dày ruột là bệnh do nhiễm trùng đại tràng dẫn đến tiêu chảy; thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non; và có thể tự điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước.
Trẻ bị viêm ruột thường
Bệnh này gặp phải khi trẻ tiếp xúc với những bề mặt có chứa virus gây bệnh. Để phòng tránh, cha mẹ cần dạy trẻ thói quen rửa tay đúng cách; không chạm tay bẩn lên mắt mũi miệng.
Trẻ dễ bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc – một màng trong suốt che phủ bề mặt nhãn cầu bị viêm khiến mắt bị đỏ hay ửng đỏ. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non; đặc biệt là đối với những trẻ dưới năm tuổi. Bệnh thường xảy ra do phản ứng dị ứng và có tính lây nhiễm cao; đặc biệt khi trẻ tiếp xúc với các dịch tiết từ mắt, mũi hay miệng của người mắc bệnh.
Trẻ dễ bị bệnh hen suyễn
Bệnh đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ mầm non. Hen suyễn ở trẻ em và người lớn không có nhiều khác biệt. Ở cả hai trường hợp, phổi và đường dẫn khí bị sưng và gây khó khăn cho việc hít thở. Có nhiều nguyên nguyên gây bệnh hen suyễn như dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên hay thậm chí là sự giao mùa. Triệu chứng bệnh này có thể là ho, thở khò khè, thậm chí là khó thở cần phải được chăm sóc y tế. Theo các bác sĩ, hiện chưa tìm ra được cách thức chữa dứt điểm bệnh hen suyễn; nhưng bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ mầm non
Tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non do virus thuộc họ virus đường tiêu hóa Coxsackie gây ra. Trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng thường có những vết loét trong miệng và nốt ban đỏ ở tay và chân, mông… Những triệu chứng của bệnh nhìn chung không gây hại và sẽ biến mất trong vài ngày. Trường hợp gặp biến chứng mà không được xử trí kịp thời trẻ có thể bị viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí là tử vong.
Trẻ dễ bị bệnh quai bị
Bệnh quai bị là bệnh thường gặp và dễ lây lan ở trẻ mầm non. Bệnh quai bị là tình trạng tuyến mang tai – tuyến nằm xung quanh quai hàm; chịu trách nhiệm tạo ra nước bọt, bị viêm. Triệu chứng điển hình của bệnh quai bị là sưng phù má do sưng tuyến mang tai.
Ở Việt Nam, quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ lây lan; có nguy cơ bùng phát thành dịch. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, điếc… Ngoài dấu hiệu sưng viêm, đau đầu, đau vùng mang tai – hàm – cằm, đau khi ăn, sốt, cũng là một trong những triệu chứng của bệnh. Người bị bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khác thông qua việc ho hoặc hắt hơi.
Trẻ bị nhiễm chấy rận
Nhiễm chấy rận là tình trạng khá phổ biến ở trẻ mầm non và là một trong những vấn đề sức khỏe gây nhiều phiền toái cho trẻ vì nguy cơ lây lan cao. Trẻ bị chấy tấn công sẽ có biểu hiện ngứa da đầu dữ dội. Tình trạng nhiễm chấy rận rất khó để trị dứt điểm vì chúng có khả năng tái nhiễm nhanh chóng. Ngày nay, có nhiều sản phẩm như dầu gội để trị chấy rận. Nếu con bạn rơi vào tình trạng này, bạn hãy tìm mua những sản phẩm kể trên và cho trẻ sử dụng ngay để giảm bớt khó chịu cho bé và tránh lây lan cho những trẻ khác.
Trẻ dễ bị nhiễm bệnh sởi
Bệnh sởi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Bệnh sởi là một trong những bệnh lây nhiễm mạnh nhất ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh là nốt ban sởi nổi dưới da, trước tiên là ở mặt sau đó lan ra cả cơ thể. Bệnh sởi có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng dễ phòng bằng việc chủng ngừa vắc xin. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc chủng ngừa vắc xin cho trẻ nhỏ.
Tình trạng nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim là tình trạng viêm đường ruột xảy ra khi trẻ ăn phải trứng giun kim. Trứng này có thể phát triển thành giun có kích thước từ 0,64 – 1,27cm. Đôi khi giun sẽ đẻ trứng trên vùng da quanh hậu môn gây ngứa ngáy. Tình trạng nhiễm giun kim là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ mầm non, nhưng có thể được điều trị và phòng ngừa bằng thuốc uống. Việc giặt giũ quần áo, đồ lót và chăn mền thường xuyên, giữ vệ sinh môi trường sống, cắt ngắn móng tay cho trẻ, dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… cũng giúp làm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm.
Các lưu ý để phòng tránh bệnh cho trẻ
Sức khỏe của bé yêu là mối ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ nhưng bạn không nên lấy đó là lý do ngăn cản bé có những trải nghiệm thú vị giai đoạn đầu đời. Do đó, để con có cơ hội trải nghiệm những điều thú vị, cha mẹ cần đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt. Để làm được điều này, bạn cần trang bị cho bản thân những thông tin chuẩn xác và đáng tin về những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ mầm non, phương pháp phòng tránh hay chăm sóc đúng cách mỗi khi bé bị bệnh để nhanh hồi phục.
Nguồn: hellobacsi.com