Nhắc đến cây tỏi có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam; cây tỏi xuất hiện ở cả ba bữa ăn sáng trưa tối của mỗi gia đình Việt. Đó là một loại gia vị không thể thiếu của hương vị Việt. Tỏi là một loại cây chịu lạnh và chịu nhiệt tốt.Tỏi có khắp nơi trên thể giới. Còn tại Việt Nam thì tỏi có nhiều và nổi tiếng ở Lý Sơn, Hòa Bình, Khánh Hòa… Vậy nhưng, ngoài là làm gia vị cho mỗi bữa ăn thì tỏi còn có rất nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết tới phải không nào? Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những bài thuốc dân gian chưa bệnh bằng tỏi qua bài viết sau đây nhé:
Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và cách bảo quản của tỏi
Thông thường, bộ phận dùng của cây tỏi đó chính là phần củ tỏi, các tép tỏi. Người Việt dùng tỏi để làm gia vị, làm thuốc,…Khi thu hái, ta chọn thu hái cả cây tỏi. Tỏi được gieo trồng và thu hoạch theo thời vụ. Ở Đồng bằng sông Hồng; và khu vực miền Trung thời điểm thích hợp để thu hoạch tỏi là vào độ tháng 1, tháng 2.
Sau khi thu hoạch tỏi; chúng ta cần loại bỏ phần rễ và phần thân lá, giữ lại phần củ. Để bảo quản tỏi được lâu; người dùng cần đựng tỏi trong túi vải, túi lưới,… Nên để tỏi ở khu vực khô thoáng, mát mẻ. Đây là cách giữ cho tỏi không bị mất hương vị; không bị vi khuẩn tấn công. Không nên để tỏi trong tủ lạnh vì tỏi sẽ không còn tươi; dễ bị khô và bị mất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Tại sao bạn nên ăn tỏi vào mùa lạnh?
Tỏi chứa nhiều chất chống ô xy hóa tốt giúp giảm stress ô xy hóa; giúp sửa chữa các tổn thương tế bào; do sự hiện diện của các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn là một nguồn cung cấp tuyệt vời các khoáng chất như phốt pho; canxi, kali, sắt và đồng. Nó cũng là một nguồn cung cấp vitamin C; và vitamin B6 (pyridoxine). Sự hiện diện của vitamin C và sắt trong tỏi; giúp tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên; và mang lại sức mạnh dồi dào cho cơ thể và giúp xây dựng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa.
Do đó, thêm tỏi vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn có thể giúp giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho cái lạnh mùa đông; và cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết bằng cách bổ sung tỏi vào chế độ ăn mùa đông một số cách đơn giản.
Tỏi trị mụn trứng cá
Theo Medical Daily; ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do; và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do; giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.
Tỏi hỗ trợ trị rụng tóc
Hàm lượng lưu huỳnh cao của tỏi có chứa keratin; chất tạo protein cho tóc và phục hồi tóc. Một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí Da liễu Ấn Độ; phát hiện một loại gel có chứa tỏi giúp điều trị hiệu quả bệnh rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Tỏi trị cảm cúm thông thường
Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.
Tỏi làm giảm huyết áp
Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng. Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Tỏi tốt cho tim mạch
Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng số cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Vandana Sheth, phát ngôn viên của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn (Mỹ) cho biết tỏi làm giảm sự hoạt động của enzyme tạo ra cholesterol chính có trong gan. Ăn tỏi thường xuyên còn giúp làm tan các cục máu đông, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim ở người bệnh.
Tỏi giúp tăng cường năng suất luyện tập
Tỏi có tác dụng làm tăng năng suất và giảm sự mệt mỏi do tập thể dục. Theo kết quả nghiêm cứu đăng trên tạp chí dược lý và sinh lý học Ấn Độ, những người bị bệnh tim uống dầu tỏi trong 6 tuần sẽ giảm nhịp tim tới 12%. Điều này kết hợp với sự cải thiện độ bền vật lý của họ khi tập máy chạy bộ.
Tỏi làm cải thiện hệ xương
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, maangan, vitamin B6, vitamin C. Risa Groux, chuyên gia dinh dưỡng của trang ChazzLIVE cho biết: “Tỏi có chứa lượng mangan cao, trong đó bao gồm các enzyme và chất chống oxy hóa cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi”. Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.
Nguồn: vietnamnet.vn