Rách cơ là chấn thương mà người chơi thể thao không còn quá lạ lẫm nữa. Đây là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong tập luyện thể thao và thi đấu thể dục thể thao. Đối với các vận động viên thể dục thể thao chuyên nghiệp thì họ sẽ có đội ngũ y tế chăm sóc và chữa trị. Nhưng đối với những người tập thể thao không chuyên thì đây là vấn đề rất khó khăn. Chính vì thế hãy nên tự bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về chấn thương rách cơ này để tự mình đưa ra những phương án xử lí thích hợp.
Nhận biết về chấn thương rách cơ
Rách cơ là một chấn thương thể thao phổ biến. Nó xuất hiện khi có chấn thương thứ phát ở gân hoặc cơ bị kéo giãn quá mức. Từ đó dẫn tới tình trạng cơ bị rách ở nhiều mức độ khác nhau. Tùy vào độ tổn thương, nó được chia thành 3 mức khác nhau để thuận lợi cho việc điều trị. Với mỗi mức chấn thương, mọi người cần có phương thức điều trị phù hợp. Rách cơ được xếp vào một trong những chấn thương thể thao nghiêm trọng nhất. Nó thường xảy ra ở cầu thủ khi đá bóng hoặc các vận động viên khi tập luyện nặng nhọc.
Có nhiều tác động khác nhau có thể khiến cơ bị rách. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất chính là vận động quá nhiều hoặc sai cách. Từ đó, làm các sợi cơ bị rách. Những thống kê cho thấy, tình trạng rách cơ ở người không khởi động kỹ trước khi tập luyện cũng cao hơn hẳn nhóm khởi động kỹ.
Rách cơ là một chấn thương thể thao khá phổ biến với 3 mức độ nguy hiểm khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Rách cơ là một tình trạng trong đó một cơ hoặc gân (gắn vào cơ) bị rách hoặc căng ra do chấn thương hoặc cơ bắp mệt mỏi. Rách cơ là một dạng chấn thương thể thao vì nó thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động và chơi thể thao.
Các loại chấn thương rách cơ
Rách cơ được chia thành ba loại chính dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng:
- Rách cơ độ 1: khi cơ chỉ kéo căng quá mức và không tách khỏi gân. Các triệu chứng bao gồm: đau và sưng nhẹ ở vùng bị ảnh hưởng.
- Rách cơ độ 2: khi một phần cơ rách và một phần cơ nào đó tách khỏi gân của nó. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng và khó chuyển động một số phần cụ thể.
- Rách cơ độ 3: đây là hình thức nghiêm trọng của rách cơ. Cơ rách và tách rời hoàn toàn khỏi gân của nó. Các triệu chứng bao gồm: đau dữ dội, sưng, bầm tím và mất khả năng sử dụng vùng bị ảnh hưởng.
Các biểu hiện chấn thương rách cơ
Các dấu hiệu rách cơ là:
- Đau khi sử dụng cơ bắp (thường gặp)
- Sưng trên khu vực bị ảnh hưởng với vết bầm tím và ban đỏ
- Đau dữ dội tại chỗ bị thương hoặc cơ bị ảnh hưởng
- Đau khi nghỉ ngơi
- Yếu cơ
- Mất khả năng hoạt động của cơ.
Các nguyên nhân dẫn đến rách cơ
Rách cơ có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào do các điều kiện và tình huống nhất định như:
- Khởi động chưa đúng cáchTính linh hoạt kém
- Vận động quá sức
- Tai nạn như trượt hoặc ngã
- Nhảy từ một độ cao nhất định
- Chạy quá mức
- Nâng vật nặng
- Tư thế sai
- Các hoạt động thể thao với kỹ thuật không phù hợp
Các phương pháp chuẩn đoán
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập bệnh sử của bệnh nhân để xác định hoạt động nào có thể gây ra các triệu chứng. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra thực thể để phát hiện các khu vực đau và sưng. Cách này rất quan trọng để chẩn đoán xem cơ rách một phần hay toàn bộ để lựa chọn điều trị thích hợp và tư vấn thời gian phục hồi. Chụp MRI có thể được thực hiện để xác định rõ hơn loại rách cơ.
Các phương pháp điều trị chấn thương rách cơ
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng: rách cơ một phần hoặc hoàn toàn.
Đối với lớp rách cơ độ 1, các phương pháp điều trị gồm sử dụng Tylenol hoặc ibuprofen dưới dạng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) cùng với việc nghỉ ngơi cơ bị thương trong vài ngày và tránh bất kỳ hoạt động nặng nào. Chườm lạnh vùng bị ảnh hưởng từ 15–20 phút, 2–3 lần một ngày hoặc chườm nhiệt cũng có hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không chườm nóng và chườm lạnh đồng thời vì có thể dẫn đến phát triển mụn nước. Rách cơ độ 2 cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp điều trị tương tự, mặc dù quá trình chữa bệnh có thể lâu hơn một chút. Đối với rách cơ độ 3, bởi vì cơ hoàn thành tách ra khỏi gân, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để nối cơ.
Thời gian hồi phục
Thời gian phục hồi rách cơ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với rách cơ độ 1 và 2, có thể mất từ 3–5 tuần để bệnh nhân dần dần trở lại hoạt động bình thường. Trong trường hợp rách cơ độ 3 hoặc khi phẫu thuật được yêu cầu, thời gian hồi phục có thể mất đến 6 tháng cùng với vật lý trị liệu.
Cập nhật thông tin tại Saigon247.
Nguồn: hellobacsi.com