Thiếu máu dinh dưỡng là căn bệnh thường gặp nhất đối với trẻ em, bởi tình trạng này do nhiều nguyên nhân tác động và các yếu tố bên ngoài làm cho căn bệnh thiếu máu càng xảy ra nghiêm trọng hơn. Vậy thiếu máu là gì và căn bệnh này do nguyên nhân nào gây nên. Cách điều trị ra sao? Các mẹ nên cho bé một chế độ ăn uống như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về căn bệnh thiếu máu của trẻ cho các bạn được nắm thông tin nhé.
Khái niệm thiếu máu dinh dưỡng là gì?
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức Y tế thế giới, được coi là thiếu máu khi:
– Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi.
– Hb dưới 120g/l ở trẻ từ 7 – 14 tuổi.
– Bệnh của cơ quan tạo máu: Giảm sản, bất sản tủy, suy tủy bẩm sinh hoặc mắc phải, thâm nhiễm tủy: Bạch cầu cấp kinh (bệnh máu trắng), các di căn vào tủy.
– Do mất máu: Chấn thương, chảy máu cam…
– Rối loạn về chức năng đông máu: Giảm tiểu cầu, Hemophili.
– Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn…
– Thiếu máu dinh dưỡng
Trong máu, tế bào hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể và lấy C02 thải ra ngoài. Hemoglobin trong hồng cầu là thành phần đảm nhiệm chức năng này. Khi lượng hemoglobin giảm dưới giới hạn bình thường gây nên tình trạng thiếu máu.
Để chẩn đoán chính xác một trẻ có bị thiếu máu hay không, cần lấy máu xét nghiệm lượng hemoglobin.
Bình thường lượng hemoglobin từ 130-140 g/l. Nếu giá trị này dưới 110 -120 g/l là có thiếu máu.
Nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt
Do sự bất thường ở huyết sắc tố – Hemoglobin (Hb)
Hb có ảnh hưởng rất quan trọng đến cơ cấu và chức năng của hồng cầu. Một hồng cầu chứa rất nhiều Hb. Một số bệnh di truyền có thể gây ra tình trạng bất thường đối với Hb của trẻ, làm giảm lượng hồng cầu, dẫn đến thiếu máu ở trẻ em. Dù vậy, vấn đề này ở trẻ sơ sinh là không phổ biến.
Hồng cầu thay đổi bất thường
Hồng cầu duy chuyển trong các mạch máu lưu thông khắp cơ thể. Mạch máu là những đường ống xuyên qua khắp cơ thể. Có một số ống là rất to và cũng có một số ống là rất nhỏ. Tại cùng một thời điểm, chỉ có duy nhất một hồng cầu đi qua được. Hồng cầu thường có hình dạng như chiếc bánh rán, có thể linh hoạt di chuyển qua các đoạn nhỏ này. Các hồng cầu có hình dạng bất thường sẽ gặp khó khăn khi di chuyển qua những đoạn nhỏ ấy. Do đó mà bị triệt tiêu, dẫn đến thiếu máu ở trẻ em.
Tủy xương biến dạng
Tủy xương có vai trò rất quan trọng trong việc sản sinh ra hồng cầu. Khi xương tủy bị biến dạng, quá trình sản sinh hồng cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khói thuốc lá và một số virus có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng này. Ung thư tủy xương hay bệnh bạch cầu sẽ làm làm giảm số lượng hồng cầu được sản sinh ra.
Chế độ ăn cho trẻ không hợp lý
Cơ thể trẻ rất cần được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ cần được nạp đủ sắt, vitamin B12 và các dinh dưỡng từ rau, quả. Thiếu vitamin B12 và sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ.
Bệnh mãn tính gây ra thiếu máu
Hoặc một số bệnh mãn tính cũng có thể là nguyên nhân làm giảm lượng hồng cầu và làm chậm quá trình hình thành tế bào. Ngoài ra, bệnh nhiễm độc chì cũng là một trong những bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ thiếu máu
– Da xanh niêm mạc nhợt nhạt từ từ.
– Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
– Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
Những điều nên làm
– Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
– Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng (xem phần ăn bổ sung). Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giầu sắt.
– Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
– Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Thay các bữa bột bằng các bữa cháo nấu với các loại thực phẩm giàu sắt.
Đối với trẻ lớn: Cho ăn cơm với các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt. Cho trẻ ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc/ngày, ăn các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Mẹ nên cung cấp cho bé thiếu máu những gì?
Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng vào bữa ăn của bé. Trong thực đơn hàng ngày, bố mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt, trứng, tôm cá, cua, gan, tim, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh, hoa quả chín,…
Các loại rau quả chứa nhiều vitamin C như: rau ngót, rau muống, cam, quýt, đu đủ, chuối,…
Và 2 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như: sắt, vitamin B12, DHR, ARA,… cho trẻ.
– Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.
– Uống viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau đẻ
– Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi, chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (cũng là những thực phẩm giàu sắt)
– Vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy
– Cho trẻ tẩy giun theo định kì 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: viendinhduong.vn