Chuột rút ở chân và những điều cần biết để phòng tránh

Chuột rút ở chân và những điều cần biết để phòng tránh

Kinh nghiệm chơi thể thao Thể thao

Chuột rút ở chân là vấn đề vô cùng nguy hiểm nếu chúng ta đang ở trong hoàn cảnh có thể gây tổn thương đến bản thân. Vì đôi chân là bộ phận chính trong các hoạt động của chúng ta nên việc vận động quá sức của đôi chân sẽ khiến nó bị chuột rút. Chúng ta hãy trang bị cho bản thân nững kiến thức để phòng tránh bị chuột rút ở chân để không gặp những hoàn cảnh nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh. Bài viết này chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn những kiến thức hết sức cần thiết để đề phòng bị chuột rút ở chân.

Khái niệm về chuột rút

Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ. Khi có sự co thắt của một cơ hay nhóm cơ; đặc biệt là nhóm cơ cẳng chân diễn ra một cách đột ngột; không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài, đều được xem là hiện tượng chuột rút. Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút đột ngột; thường là co cơ và làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Đây là triệu chứng bệnh thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân, cơ bụng và sẽ rất nguy hiểm nếu đang bơi dưới nước; ngồi gần bếp lửa hoặc khi đang lái xe. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở chân, vào ban đêm.

Khái niệm về chuột rút

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng; khi tuổi ngày càng cao và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi và 1/2 tổng số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút; nhất là vào ban đêm. Nếu biết cách phòng tránh chuột rút ở chân; bạn sẽ không bị rơi vào những tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng như khi bơi lội, đi xe…

Lí do gây ra chuột rút ở chân

Tình trạng chuột rút là dấu hiệu của vận động quá mức. Nếu cảm giác co rút ở chân không giảm dần mà còn tăng cảm giác đau; thì tốt nhất là bạn nên khám bác sĩ. Chuột rút ở chân xảy ra thường xuyên là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn hay thần kinh. Vì thế bạn nên đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình nhé.

Tuy nhiên, trong đa số trường hợp chuột rút ở chân là do các nguyên nhân thường gặp; bạn có thể tự xử lý được sau đây:

Chuột rút vì cơ bắp bị quá tải

Nguyên nhân của chuột rút có thể thay đổi từ việc vận động quá mức; mất nước và thiếu chất khoáng (thường là kali, canxi và magiê). Khi bạn tập thể thao, mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể mang theo chất khoáng mà các tế bào cơ cần; gây sự co thắt cơ và khiến bạn bị chuột rút. Vì thế, nếu bạn vừa chạy bộ đường dài hay vận động đến kiệt sức thì chuột rút ở chân là dấu hiệu mà các cơ bắp trong cơ thể bạn đang chịu quá tải.

Chuột rút vì mang giày quá chật

Chuột rút còn thường xảy ra khi bạn mang giày quá chật gây giảm lưu thông máu. Khi bị chuột rút, có thể dùng các loại dầu làm nóng da và cơ thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi nhẹ nhàng xoa bóp hoặc chườm lạnh bằng túi đá. Đồng thời, cố gắng đứng dậy đi lại hoặc đung đưa chân…

Chuột rút vì cơ thể thay đổi do tuổi tác

Tuổi tác cũng là một yếu tố khiến bạn dễ bị chuột rút hơn; nhất là khi bạn qua 50 tuổi. Lúc này xương mất dần lượng canxi; trong khi cơ giảm dần độ đàn hồi và khả năng nâng đỡ cơ thể bạn. Đồng thời khi bạn lớn tuổi, thần kinh và mạch máu của bạn không còn khỏe mạnh như lúc còn trẻ nữa; vì thế các tế bào cơ sẽ thiếu dinh dưỡng và máu cung cấp, khiến chuột rút xảy ra.

Phương pháp phòng tránh chuột rút ở chân

Không may là chưa có một biện pháp hữu hiệu tức thì để chữa chứng chuột rút ở chân. Ngày nay người ta đã không còn sử dụng quinine, thuốc chống sốt rét để chữa chuột rút nữa vì tính hiệu quả và an toàn không được chứng minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho hay bổ sung magiê không khiến chuột rút ở chân giảm đi.

Vì thế, cách tốt nhất cho bạn là phòng ngừa và giảm bớt chuột rút ở chân bằng cách thay đổi những thói quen sau:

Phương pháp phòng tránh chuột rút ở chân

Lựa chọn đôi giày phù hợp với bản thân

Các cơn co rút ở chân liên quan đến đôi giày mà bạn mang; vì thế việc lựa chọn đôi giày phù hợp với bản thân là điều rất quan trọng. Đôi giày nên ôm sát bàn chân bạn không quá mềm cũng không quá cứng; khiến bạn có cảm giác như đi chân không vậy. Nếu bạn là tín đồ của giày cao gót; bạn nên cân nhắc thay đổi giày đế bằng nếu thường bị chuột rút ở chân nhé.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể giúp giảm bớt chuột rút ở chân. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung đủ chất điện giải sau khi tập thể thao với nước uống tăng lực, thức ăn giàu canxi và kali.

Cân nhắc đến sức lực của mình trước khi cố gắng quá sức

Khi bạn tập luyện quá nhiều, bạn đang tăng sức ép lên cơ bắp của bản thân, vì thế hãy cân nhắc đến sức lực của mình trước khi cố gắng quá sức nhé. Nhưng nếu bạn không thích tập luyện, bạn nên khởi động ngay bây giờ vì bạn có thể bị teo cơ thứ phát và giảm tuần hoàn trong cơ thể. Mà cả hai tình trạng trên đều khiến những cơn chuột rút xuất hiện.

Giúp cơ ở chân được hoạt động tốt bằng các bài giãn cơ nhẹ

Bạn nên giúp cơ ở chân được hoạt động tốt bằng các bài giãn cơ nhẹ nhàng như cử động các đầu ngón chân, dạng các ngón, gấp duỗi bàn chân. Bạn cũng nên xoay nhẹ cổ chân, luôn giúp bàn chân cử động nhẹ nhàng. Massage chân hay ngâm nước nóng cũng là một cách tốt giúp các cơ được thư giãn.

Hãy biết cách bảo vệ đôi chân của mình

Khi bị chuột rút ở chân, bạn sẽ cảm thấy ngón chân co quắp lại một cách không tự chủ, thường thức dậy nửa đêm vì bàn chân không cử động được và tê đau. Hãy cùng Saigon247 tìm hiểu nguyên nhân để biết cách phòng ngừa chứng đau phổ biến này.

Đôi chân là giá đỡ cơ thể bạn, thường phải chịu trọng lượng lớn, vì thế bạn nên biết cách bảo vệ đôi chân của mình. Đừng vì làm đẹp mà quên mất những tổn thương đôi chân bạn phải chịu đựng. Thế nên bạn hãy thay đổi những thói quen trên để giúp chân bạn không bị chuột rút nữa nhé!

Nguồn: hellobacsi.com