Bị đau cơ sau khi tập thể dục là điều mà ai cũng bị nếu mới bước giai đoạn đoạn đầu luyện tạp thể thao. Nếu bị đau cơ mà bạn đã vội vàng dừng lại quá trình tập luyện thì bạn đã thất bại. Vì không có thành công nào đạt được một cách dễ dàng, trong tập luyện thể thao cũng vậy. Phải trải qua thời gian khó khăn ban đầu bạn mới có thể đạt được những thành công mới trở thành con người khỏe mạnh vóc dáng tuyệt đẹp. Chính vì thế mà nếu bị đau cơ sau khi tập thể thao bạn hãy nên vui mừng trước vì đó là thành quả mà bạn đã đạt được.
Đừng vội bỏ cuộc khi bị đau cơ sau khi tập luyện
Bạn đã bao giờ cảm thấy đau nhức sau khi bắt đầu một động tác mới hoặc tăng thêm cường độ tập luyện cho bản thân? Theo các chuyên gia, tình trạng đau cơ sau khi tập luyện có thể xuất hiện sau 1 – 2 ngày; kể từ lúc bạn rèn luyện thể chất hoặc chơi thể thao. Đồng thời, nó còn có khả năng ảnh hưởng đến mọi đối tượng; bất kể cường độ tập luyện của bạn ra sao.
Tuy nhiên, bạn không cần phải ngưng hoạt động tập luyện vì vấn đề này. Thực tế, đau cơ sau khi tập luyện thể thao là điều hoàn toàn bình thường. Bên cạnh đó, tình trạng trên cũng không kéo dài và nó chỉ là dấu hiệu cho thấy thể lực của bạn đang được cải thiện lên một tầm cao mới. Mặc dù vậy, đau cơ sau khi vận động có thể khiến bạn vô cùng khó chịu. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách kiểm soát tình trạng này nhé.
Đừng vội bỏ cuộc nếu bạn bị chứng đau cơ sau khi tập thể dục. Nếu bạn luôn duy trì lịch tập đều đặn thì cảm giác khó chịu sẽ tan biến tự lúc nào không hay! Chắc hẳn ai cũng đã từng bị đau cơ sau khi mới tập thể thao. Đây là tình huống bình thường được gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát. Vậy thì nguyên nhân và cách xử lý cơn đau ấy là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Chứng đau cơ sau khi tập thể thao
Đau nhức cơ trì hoãn khởi phát hay còn gọi là Delayed Onset Muscle Soreness (DOMS); là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải khi tập thể dục. Một vài người cảm thấy đau nhất là 24 tiếng sau tập thể dục; trong khi đó một số khác lại cảm giác đau ở chân nặng nhất sau 2 ngày tập luyện. Cả hai cảm giác đau đều là những phản ứng bình thường sau khi chơi thể thao.
Vậy thì đau nhức cơ trì hoãn sau khởi phát là gì? DOMS là biểu hiện một cơn đau âm ỉ, nhức nhối ở vùng cơ tập luyện; thường kết hợp với sự tăng cảm giác đau và căng cứng cơ. Cơn đau này thường xuất hiện khi cơ của bạn bị kéo căng, co rút; hay khi bạn gia tăng áp lực lên cơ và sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Sự tăng cảm giác đau cơ học là triệu chứng đặc hiệu của DOMS; có thể giải thích bởi sự có mặt của nhiều hóa chất trung gian như histamine, prostaglandin, phản ứng viêm và nhiều chất gây đau khác của tế bào.
Nguyên nhân gây đau cơ
Axit lactic là sản phẩm chuyển hóa của sự trao đổi chất của tế bào và thường được thải loại trong vòng một giờ sau tập thể thao. Trong khi đó, DOMS là kết quả của những cách thức và giới hạn vận động mới; sẽ giảm khi bạn tập luyện thường xuyên một loại vận động nào đó. Đây chính là lý do tại sao bạn nên cố gắng duy trì luyện tập đều đặn hằng ngày. Vì trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động nên chúng ta cần thúc đẩy quá trình trao đổi chất; để giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống.
Mặc dù cơ chế chính xác chưa được hiểu rõ; nhưng cơn đau có thể là kết quả của tổn thương cơ học vi mô tại các cơ co thắt. DOMS có thể gia tăng ở những người huấn luyện chuyên biệt ở giai đoạn cơ duỗi ra (còn gọi là eccentric). Ngược lại, DOMS có thể kiểm soát được bằng cách bạn nên tập trung vào các bài tập ở giai đoạn co cơ; nhất là khi bạn đang trong các mùa thi đấu.
Các phương pháp giúp giảm đau
Có rất nhiều lời khuyên cũng như bằng chứng khoa học cho thấy chúng ta có thể giảm DOMS bằng cách sử dụng nhiệt độ, giãn cơ, tác động đến các cân cơ…
Một trong số những biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện DOMS là thực hiện bài tập thể thao đơn giản. Nếu bạn bị đau chân sau 2 ngày tập luyện, bạn không nên ngừng luyện tập lại mà nên tiếp tục với những hoạt động nhẹ hơn chút. Sẽ không sao nếu bạn vẫn tập thể thao khi đang bị đau cơ, nhưng đừng quên khởi động thật kỹ trước khi tập luyện nhé!
Xem thêm tin tức tại đây.
Nguồn: hellobacsi.com