Viêm màng não mô cầu là căn bện hết sức nguy hiểm ở trẻ em, vì thế các bậc phụ huynh hãy phòng tránh cho con mình thật cẩn thận. Ở trẻ nhỏ sức đề kháng rất yếu cho nên các căn bệnh rất dễ xâm nhập vào cư thể của trẻ. Nhất là đối với các bệnh có thể truyền nhiễm thì tuyệt đối hãy để con bạn tránh xa mầm bênh. Và trên hết rằng các bậc cha mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để giúp con mình phòng chống căn bệnh viêm màng não mô cầu này.
Bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em
Bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em là loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 1.000 người mắc bệnh viêm màng não mô cầu; bao gồm hai dạng là viêm màng não và nhiễm trùng máu. Bệnh viêm màng não mô cầu là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Vi khuẩn gây bệnh sẽ làm cho lớp màng bao phủ não và tủy sống bị viêm; nó cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời; bệnh vẫn có thể để lại những di chứng lâu dài hoặc có thể gây tử vong.
Sự nguy hiểm của Viêm màng não mô cầu
Viêm màng não có thể dẫn đến tình trạng sốc; hôn mê và tử vong chỉ trong vòng vài giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Cứ 10 người bị bệnh thì có khoảng 1 – 2 người tử vong vì nhiễm trùng; ngay cả khi được điều trị nhanh chóng và đúng phương pháp. Viêm màng não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể lây lan dễ dàng khi chúng ta tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân đang ho hoặc hắt hơi.
Bệnh viêm màng não mô cầu có thể tiến triển nhanh chóng và gây tử vong cao; đặc biệt là với thanh thiếu niên. Trường hợp may mắn không tử vong thì người bệnh cũng có thể phải gánh chịu những di chứng nặng nề sau khi điều trị; như tổn thương não hay mất thính lực. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau của chúng tôi và sớm lên lịch tiêm phòng cho bé nhé!
Công dụng của từng loại vaccine
Vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra viêm màng não mô cầu gồm có 13 chủng; còn được gọi là các nhóm huyết thanh. Trong đó, các chủng thường gặp nhất là A, B, C, W và Y. Hiện ở Việt Nam có 3 loại vaccine tiêm phòng chính được lưu hành là AC, ACYW (còn gọi là vaccine Menactra) và BC (còn gọi là vaccine Mengoc BC). Công dụng của từng loại vaccine cụ thể như sau:
- Vaccine viêm màng não mô cầu AC giúp phòng bệnh do chủng vi khuẩn A và C gây ra.
- Vaccine viêm màng não mô cầu ACYW-135 giúp phòng bệnh do chủng vi khuẩn A, C, Y và W gây ra.
- Vaccine viêm màng não mô cầu BC giúp phòng bệnh do chủng vi khuẩn B, C gây ra.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị cần chủng ngừa căn bệnh này cho những đối tượng sau:
- Trẻ em từ 11 đến 18 tuổi. Độ tuổi lý tưởng cần tiêm phòng là trẻ 11 hoặc 12 tuổi. Đối với trẻ nhỏ hơn cũng nên tiêm phòng nếu có nguy cơ nhiễm bệnh cao; chẳng hạn như trẻ đang sống trong vùng dịch viêm màng não.
- Bất kỳ ai đã tiếp xúc với bệnh viêm màng não mô cầu trong một đợt bùng phát hoặc khi làm nghiên cứu.
- Bất kỳ ai đã đi du lịch hoặc sinh sống ở nơi bệnh viêm màng não phổ biến; chẳng hạn như khu vực châu Phi vùng hạ Sahara.
- Người bị rối loạn hệ miễn dịch. Người không có lá lách hoặc chức năng lá lách bị suy giảm, hư hỏng.
Những người không nên tiêm vaccine
Nếu rơi vào một trong những trường hợp sau, bạn không nên tiêm phòng viêm màng não mô cầu:
- Đã từng có phản ứng nghiêm trọng hoặc dị ứng với vaccine viêm màng não mô cầu trong lần tiêm trước.
- Nếu biết bản thân có thể dị ứng với thành phần của vaccine.
- Bạn đang bị bệnh nặng. Hãy lên lịch tiêm phòng khi bạn khỏe lại.
- Người mắc hội chứng Guillain – Barre (viêm đa dây thần kinh cấp tính).
- Phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng viêm màng não mô cầu. Trừ trường hợp thai phụ có vấn đề về hệ miễn dịch hoặc có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Tiêm bao nhiêu mũi vaccine là đủ
- Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu AC:
Đối tượng: Trẻ 2 tuổi trở lên.
Số mũi tiêm: 2 mũi, sau 3 -5 năm cần tiêm lại mũi thứ hai để duy trì hiệu quả ngừa bệnh của vaccine. - Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu ACYW-135 (Menactra)
Đối tượng: Trẻ em 9 tháng đến 2 tuổi và người lớn dưới 55 tuổi.
Số mũi tiêm: Với trẻ 9 tháng đến 2 tuổi tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Với người lớn chỉ cần tiêm 1 lần. - Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu BC:
Đối tượng: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn dưới 45 tuổi.
Số mũi tiêm: 2 mũi, sau 6 – 8 tháng cần tiêm lại mũi thứ hai.
Giá tiêm vaccine viêm màng não mô cầu
Hiện tại thì việc tiêm vaccine viêm màng não mô cầu vẫn chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vì vậy, bạn và gia đình nên chủ động tìm đến các trung tâm tiêm phòng hoặc bệnh viện để được chủng ngừa vaccine nhé!
Về chi phí, giá một mũi tiêm phòng bệnh viêm màng não mô cầu sẽ phụ thuộc vào loại vaccine và quốc gia sản xuất. Bạn có thể tham khảo bảng giá của Trung tâm tiêm chủng vắc xin (Vietnam Vaccine JSC):
- Vaccine Mengoc BC phòng bệnh viêm màng não mô cầu BC xuất xứ từ Cu Ba có giá bán lẻ là 295.000 đồng/mũi tiêm.
- Vaccine Menactra phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW – 135 xuất xứ từ Mỹ có giá bán lẻ là 1.260.000 đồng/mũi tiêm.
Lưu ý rằng các mức giá vaccine có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Do đó, bạn hãy liên hệ trực tiếp các trung tâm tiêm phòng; hoặc bệnh viện mà mình lựa chọn để biết mức giá chính xác.
Các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine
Sau khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm màng não mô cầu; bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của vaccine từ nhẹ đến nặng.
- Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ cảm thấy đau ở chỗ được tiêm hoặc da bị mẩn đỏ. Nhưng bạn không cần lo lắng vì tình trạng này sẽ biến mất sau 1 đến 2 ngày.
- Ở mức độ nặng, cơ thể sẽ có những biểu hiện đáng lo ngại như sốt cao, mệt mỏi yếu ớt, thở khò khè, khó thở, khàn giọng, nổi mề đay, da xanh xao, tim đập nhanh và chóng mặt.
Quan sát và lưu ý đến những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vaccine phòng bệnh nói chung và bệnh viêm màng não mô cầu nói riêng là rất quan trọng. Nếu bạn hoặc bé có bất cứ dị ứng và phản ứng nghiêm trọng nào với vaccine thì cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị ngay nhé!
Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: hellobacsi.com